Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Tầm quan trọng của việc đặt tên đối với những Startup

Cezary Pietrzak là một maketer sáng tạo và một nhà chiến lược phát triển đến từ New York. Anh hiện đang phụ trách mảng marketing ở vườn ươm dành cho giới công nghệ Qlabs; trước đó anh cũng là đồng sáng lập trang web du lịch Wanderfly. Bạn có thể tìm được những chia sẻ của anh về marketing cho dân startup tại website www.cezary.co.

>> Startup: Kinh nghiệm làm việc với các nhân tài công nghệ
>> Deeyoon – Tranh biện trực tuyến qua video
>> Startup: Bài học xây dựng khách hàng
>> Startup: Bạn phải hỏi gì khi phỏng vấn người tài?
>> Tôi có thể bán startup của mình với giá bao nhiêu?

Bài viết dưới đây là bài đầu tiên trong chuỗi 3 bài viết của anh về chủ đề đặt tên cho startup được đăng trên Mashable ngày 3/10/2012. Chúng tôi xin phép được dịch lại toàn bộ chuỗi bài viết quý báu này. Trong những phần sau, Cezary sẽ chia sẻ nhiều hơn với chúng ta về việc tạo nên một cái tên và kiểm tra tính hiệu quả của cái tên đó.

Đặt tên là một trong những thử thách khó khăn nhất trong thời kỳ đầu tiên khởi nghiệp của bất cứ startup nào. Mặc dù đã có quá nhiều người viết về chủ đề này, những chỉ có một số ít trong đó thực sự tóm gọn lại quy trình nhằm hỗ trợ cho những nhà khởi nghiệp. Những hướng dẫn sau đây sẽ chia sẻ cách đặt tên theo từng bước nhỏ, chi tiết, với những gợi ý thực tế mà bạn có thể áp dụng được với hầu hết tất cả các ngành công nghiệp. Bài viết được tổng hợp dựa trên những kinh nghiệm của cá nhân của tôi khi đặt tên cho một số sản phẩm công nghệ cũng như những mô típ mà tôi nhận ra khi phân tích những cái tên tuyệt vời của những startup khác. Bạn có thể tìm thấy hàng loạt những ví dụ để áp dụng những concept này vào thực tế và khơi gợi những ý tưởng sáng tạo của mình.

Trong bài viết đầu tiên, xin phép được cung cấp một cái nhìn toàn diện về chuyện đặt tên đối với một startup. Cụ thể, tôi xem xét những khó khăn trong việc đặt tên của các công ty, tầm quan trọng của việc tạo ra một cái tên hay và những quá trình chuẩn bị cho công việc này.

1. Thử thách của việc đặt tên

Đặt tên cho một website ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp bởi đó là một sự kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật, khoa học và sự kiên trì.

Đầu tiên, hãy cố gắng chọn một cái tên thật ngắn (một cái tên lý tưởng là có 2 từ và có ít hơn 10 chữ cái), dễ nhớ và liên quan đến ý tưởng của bạn. Đó là một cái tên phải thật dễ tìm kiếm và phát âm, phải truyền tải được ý nghĩa tích cực đến những khách hàng mục tiêu của bạn một cách nhanh gọn và không mâu thuẫn với những nhãn hiệu mà bạn đang có. Nếu bạn không phải là một nhà ngôn ngữ học, rõ ràng đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Những công ty lớn thường nhường lại công việc khó khăn này cho những chuyên gia đến từ các agency nhưng bạn thì không, bạn chỉ có thể dựa vào sự sáng tạo của mình mà thôi icon smile Tầm quan trọng của việc đặt tên đối với những Startups

Tiếp đến, hãy chọn cho mình một tên miền có sẵn – bạn sẽ gặp những khó khăn thực sự ở bước này. Nếu tên miền .com hay nhất đối với bạn đã được mua, bạn có thể sẽ mất một khoản tiền không nhỏ để mua lại nó, hoặc có nguy cơ để vuột mất một số trong những lựa chọn tốt nhất.

Ngay cả khi những nỗ lực trên không giúp bạn có được một cái tên ưng ý, hãy để lại nhiệm vụ khó khăn này để suy nghĩ dần bởi bạn còn hàng tá những nhiệm vụ khác quan trọng hơn phải làm, ví dụ như việc xây dựng và thử nghiệm sản phẩm mới, tuyển dụng thêm thành viên hay xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường. Nếu bạn cứ cố gắng mất thời gian trong công việc này thì đột nhiên chuyện đặt tên lại có thể trở thành một rào cản rất lớn đến các bộ phận khác của doanh nghiệp.

Những thứ trên nghe có vẻ chẳng vui vẻ chút nào, phải không?

2. Tầm quan trọng của việc đặt tên

Trong khi quá trình đặt tên tốn rất nhiều thời gian, sự tập trung và kiên trì, thì việc có được một cái tên hay là rất xứng đáng cho những gì bạn phải bỏ ra, bởi vì một cái tên hay có một ấn tượng rất lớn đến toàn bộ công cuộc kinh doanh của bạn.

Cái tên là thứ đầu tiên người ta nghe thấy khi bạn nói đến công ty của bạn. Nếu một cái tên đủ hay, nó nói lên sự chín chắn và thích hợp, nếu không, nó nói lên sự thiếu tầm nhìn, không tỉ mỉ và thiếu sáng tạo. Trước khi bạn có thể gặp gỡ nhà đầu tư – những người sẽ nhận định về công ty bạn, cái tên xấu sẽ cản trở rất lớn đến cuộc hội thoại quan trọng này.

“Chẳng có lý do gì để biện minh cho một cái tên xấu”

Cái tên đóng vai trò khá quan trọng cho khả năng người dùng tìm kiếm công ty bạn, cho dù đó là tìm kiếm trên Google (10% đến hơn 50% của lưu lượng truy cập trang web, tùy thuộc vào danh mục), App Store (đặc biệt là trên iOS6) hay các kênh tìm kiếm dựa trên văn bản. Nếu bạn cảm thấy việc đánh vần cái tên đó là quá khó khăn, hoặc quá tương tự như một cái tên đã tồn tại, rất có thể KH sẽ không tìm thấy bạn, và bạn sẽ đánh mất một cơ hội rực rỡ cho công việc kinh doanh tiềm năng của mình.

Một cái tên hay cũng mang lại cho người dùng một cảm xúc với bạn. Tên tốt – như biểu tượng tốt – gợi lên niềm đam mê mạnh mẽ đến thương hiệu của bạn, trong khi các tên xấu gợi ra sự chán ghét và thờ ơ. Có được một cái tên tốt có thể là lợi thế cạnh tranh cho công ty của bạn, đặc biệt là khi những giá trị bạn mang đến cho KH gần giống cái tên bạn đưa ra.

Nói chung, một cái tên hay có giá trị hơn đối với đối tác B2C (định hướng marketing) hơn là các đối tác B2B (định hướng theo doanh số), do đó, hãy đặt những nỗ lực của bạn đúng chỗ. Tuy vậy, trong bất kể trường hợp nào, luôn luôn “Chẳng có lý do gì để biện minh cho một cái tên xấu”. Cái tên đại diện cho công ty của bạn và nó luôn luôn phải sống theo hình ảnh mà bạn mong muốn có được ở dự án – cả trong lẫn ngoài.

3. Quá trình chuẩn bị đặt tên

Một trong những bí mật của việc đặt một cái tên hay nằm ở chính nền tảng này. Trước khi bạn bắt đầu đặt tên cho công ty của mình hãy tuân theo những bước sau đây:

Đặt mục tiêu và deadline

Mục tiêu của bạn phải là tìm được một cái tên độc đáo và dễ trình bày, hơn là một cái gì đó hoàn hảo. Deadline có thể thay đổi, nhưng luôn luôn phải đặt ra một deadline nếu không quá trình này sẽ kéo dài vô hạn và không có một sự cố gắng nào để hoàn thành nó. Hãy nỗ-lực-có-tổ-chức trong một vài tuần là đủ, trong thời gian đó bạn có thể sẽ phát triển được một cái tên hay và nhận được những ủng hộ từ phía các co-founder. Tuy vậy, nếu bạn đang có một lịch trình chặt chẽ, bạn cũng có thể nghĩ ra nó trong vài ngày.

Tạo ra một Google Spreadsheet

Nó sẽ giúp bạn tổ chức và theo dõi các ý tưởng ở một nơi duy nhất. Tốt nhất là tất cả mọi người đều có thể ngồi lại với nhau để làm việc thực sự, và hạn chế tối đa những ảnh hưởng những công việc khác.

Xây dựng một buổi họp chỉ để brainstorming

Bạn sẽ nhận được nhiều ý tưởng hay trong những buổi họp brainstorming như thế này, nhưng hãy cố gắng để có một buổi duy nhất với một nhóm lớn. Hãy mời những người không liên quan đến công nghệ, họ sẽ mang đến những góc nhìn mới vẻ và bạn cũng nên mời một số chuyên gia sáng tạo truyền thống như những nhà văn, nhà thiết kế, họa sĩ, v.v… Tuy vậy, hãy dừng lại ở con số 8 người tham gia buổi họp này để đảm bảo quá trình brainstorming không xa rời thực tế.

Nghiên cứu những cái tên hay của các startups

Bạn sẽ cảm thấy hào hứng hơn và hiểu rõ hơn một cái tên hay được nhìn thấy và phát âm như thế nào. Quá trình này cũng sẽ giúp bạn có được một cái nhìn sâu sắc về các “thủ thuật” dùng từ được sử dụng để “chế tác” ra một cái tên hay. Hãy tìm kiếm những công ty này trên AngelList, Made in NYC, Startup Genome, những công ty xung quanh bạn, ở thị trường của bạn và tạo ra một danh sách ngắn những cái tên mà bạn yêu thích. Sau đó, hãy bắt đầu phân tích chúng.

Hãy tiếp tục follow phần thứ 2 của hướng dẫn đặt tên dành cho các Startup với những bước hành động cụ thể nhằm giúp bạn tạo ra một cái tên hấp dẫn.

Theo Westart


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean