Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Phát hiện về sao kềnh đỏ có quầng khí hình xoắn ốc giúp bổ sung thêm dữ liệu về mô hình Mặt Trời Thảo luận trong 'Khoa học & Công nghệ' bắt đầu bởi shinbehv, 11/10/12 at 23:08.

spiral-star-580x325.jpg

Trong bài viết Chuyện kể về Mặt Trời tuần trước, mình đã giới thiệu với các bạn cái nhìn sơ lược về quá trình tiến hóa của Mặt Trời và sự diệt vong của nó. Tuy nhiên, một số bạn cho rằng đó chỉ là các tính toán thuần túy và những đề xuất mang tính lý thuyết. Thực sự thì không phải như vậy, nhiều quan sát thiên văn về các ngôi sao tương tự như Mặt Trời đã bổ sung những dữ liệu quan trọng để khẳng định các tiên đoán đó. Mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển và Đức cũng củng cố thêm sự đúng đắn của mô hình Mặt Trời khi họ phát hiện ra ngôi sao kềnh đỏ R Sculptoris cách Trái Đất 1000 năm ánh sáng đang ở giai đoạn mà Mặt Trời sẽ tiến triển tới sau 5 tỷ năm nữa. Tất nhiên, do ảnh hưởng tương tác với các ngôi sao và thiên thể khác, trạng thái của R Sculptoris có sự khác biệt nhất định và đây quả là một vấn đề hết sức lý thú. Bản thân khối lượng của R Sculptoris cũng lớn hơn Mặt Trời nên sau khi trải qua giai đoạn sao kềnh đỏ nó sẽ có một kết cục khác mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau.

Việc quan sát được sao kềnh đỏ R Sculptoris có ý nghĩa quan trọng với các nhà thiên văn vì lần đầu tiên họ nhìn thấy một ngôi sao đang ở giai đoạn tuổi già có các quầng khí bao quanh dạng hình xoắn ốc, trong khi quầng khí mà các ngôi sao khác bức xạ ra có dạng hình cầu. Lý giải nguyên nhân gây ra sự biến dạng cấu trúc vùng khí, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do ảnh hưởng hấp dẫn khi nó tương tác với một ngôi sao quay quanh R Sculptoris. Như vậy, R Sculptoris chỉ là một sao trong hệ sao đôi giống như nhiều cặp sao khác từng được phát hiện.

Khi xem xét vùng khí kĩ lưỡng hơn, các nhà khoa học không chỉ thu được cấu trúc 3D đầy đủ mà còn phát hiện ra mật độ vật chất của nó lớn hơn 3 lần so với tính toán. Rõ ràng các phản ứng nhiệt hạch trong lòng ngôi sao phải diễn ra với cường độ rất mãnh liệt thì mới có thể đẩy một lượng lớn khí và bụi vào không gian bao quanh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiên liệu hạt nhân trên R Sculptoris bị đốt với tốc độ nhanh chóng và nó sẽ sớm kết thúc giai đoạn sao kềnh đỏ. Ngoài ra, với mật độ vật chất phun ra đậm đặc như vậy, sau khi R Sculptoris chết đi, những đám khí và bụi này có thể co cụm lại thành các thiên thể, hành tinh và thậm chí một ngôi sao con nếu khối lượng của nó đủ lớn (trong hệ Mặt Trời của chúng ta nếu Mộc Tinh lớn hơn một chút nữa nó cũng trờ thành một ngôi sao chứ không phải một hành tinh).

Kết quả đo đạc từ R Sculptoris cũng chỉ ra quá trình phóng vật chất và nhiệt vào vũ trụ với mật độ cao như trên đã diễn ra từ 180 năm trước (tất nhiên phải cộng thêm thời gian ánh sáng của nó truyền tới Trái Đất) và nó sẽ được duy trì trong vòng 200 năm nữa. Việc tính toán các thông số nhiệt động lực học và dự đoán sự tiến hóa của một ngôi sao kềnh đỏ như R Sculptoris được cho là sẽ bổ sung thêm nhiều khía cạnh để chúng ta có thể hiểu rõ hơn các giai đoạn mà Mặt Trời sẽ trải qua sau này.

Hay. Đúng thứ mình thích :D.
thích đủ thứ hay thích cái gì, đây là khoa học vủ trụ đừng tưởng nó là cái bánh bao nha
5 tỷ năm nữa ko biết mình sẽ như thế nào nhỉ

Source : tinhte[dot]vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean