Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Startup: Kinh nghiệm làm việc với các nhân tài công nghệ

Dưới đây là những chia sẻ của CEO GroupTalent (một trang web kết nối những chuyên gia công nghệ hàng đầu của Mĩ với những chủ doanh nghiệp tìm kiếm lập trình viên freelance) về phương pháp làm việc hiệu quả với những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ.

>> Deeyoon – Tranh biện trực tuyến qua video
>> Startup: Bài học xây dựng khách hàng
>> Startup: Bạn phải hỏi gì khi phỏng vấn người tài?
>> Tôi có thể bán startup của mình với giá bao nhiêu?
>> Lean Startup: Sao lại khó như vậy?

Doanh nghiệp của bạn đang cần xây dựng sản phẩm hay ứng dụng Internet, nhưng bạn lại “hoàn toàn mù tịt về công nghệ”. Chắc chắn là bạn phải cần đến developer thiết kế ý tưởng kinh doanh. Nhưng làm thế nào để bạn biết được dự án của bạn đang tiến triển tốt, sẽ hoàn thành đúng thời gian và trong phạm vi tài chính?

Manuel Median, một Techstars alum (Techstars là một trong những seed-fund hàng đầu), và hiện đang là CEO của GroupTalent, từ những trải nghiệm của mình đã đúc rút ra những điều nên và không nên làm khi thuê những chuyên gia kĩ thuật – developer hay engineer.

1. Go local

Liệu làm việc từ xa có thực sự tốt với các startup giai đoạn đầu hay không là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhưng Medina khẳng định rằng bạn nên thuê những developer địa phương, đặc biệt là designers:“90% công việc của chúng tôi liên quan đến các startups hay những doanh nghiệp nhỏ. Phần lớn trong số họ không có nhiều kinh nghiệm làm việc với các freelancers, vì thế chúng tôi thường khuyên họ cố gắng tìm những người trong phạm vi thành phố, đặc biết hữu ích trong trường hợp có liên quan đến công việc thiết kế. Tại sao? Thật chẳng dễ dàng truyền đạt ý tưởng qua Skype hay các phương tiện tương tự khác.”

2. Đừng áp đặt.

Hãy để các chuyên gia có quyền quyết định những công cụ mà họ sẽ sử dụng để thực hiện công việc dù cho bạn biết chút ít về lập trình. Khi đó, bạn sẽ thu hút được những developer giỏi đến với dự án của mình.

Theo Medina: “Điều khó chịu nhất là khi khách hàng chỉ có chút kiến thức về công nghệ, nhưng cứ cố tỏ ra hiểu biết và áp đặt lên các developer. Nhưng khi khách hàng đã có ý tưởng, và developer chỉ là người giúp họ triển khai công việc thì đây lại là một lời đề nghị hấp dẫn với các developer; những dự án như thế thường tiến triển rất tốt bởi họ có quyền quyết định trong mọi việc, và đương nhiên, lúc đó họ sẽ chọn những công cụ thế mạnh của mình.”

3. Nên quan tâm đến trải nghiệm người dùng (user experience)

Bạn muốn nghỉ ngơi, không muốn phải ra những quyết định then chốt mà hoàn toàn giao phó công việc cho các freelancer. Nhưng bạn cần thiết phải can dự khi freelancer thực hiện công việc; cần giám sát công ty theo hướng cụ thể hóa, chi tiết hóa trải nghiệm người dùng.

“Những người chủ doanh nghiệp am hiểu về trải nghiệm người dùng , vì thế là người phù hợp nhất để xây dựng khung kết quả mà anh ta muốn đạt được (hơn là việc quan tâm đến công nghệ). Phần lớn những developers thích tham gia những dự án khi mà chủ doanh nghiệp đã có ý tưởng thiết kế và những mô hình minh họa. Nếu không, thì họ chỉ được “phục vụ” tốt nhất khi hiểu biết tường tận về trải nghiệm người dùng. Trả lời câu hỏi: khi người dùng đến với trang web, anh ta sẽ nhìn thấy và sẽ làm gì?”

“Hãy để cho developer quyền tự do chọn những công cụ công nghệ cho riêng mình: Heroku, RackSpace hay AWS. Rồi sau đó, hãy để chính người chủ dự án có những trải nghiệm người dùng thực sự”.

4. Đừng ngần ngại giám sát freelancer

Chuyên gia mà bạn thuê về có thể ưa thích làm việc tự do, nhưng với tư cách chủ dự án, bạn hoàn toàn có quyền đặt ra những quy định về việc thông tin tiến độ công việc. Mọi việc sẽ diễn ra trôi chảy hơn khi bạn chi tiết và kiên quyết về những kì vọng mà bạn đặt ra cho quá trình làm việc.

Medina gợi ý rằng: “Người chủ dự án cần phải biết được: Họ muốn kiểm tra công việc của developer bao lâu một lần? Họ muốn được báo cáo như thế nào? Bằng hình ảnh hay bằng ngôn từ? Và họ hoàn toàn có quyền quyết định thời gian hay phương thức kiểm tra: email hay skype. Các developers dù bản thân họ không thích bị kiểm tra nhưng họ cũng sẽ vui vẻ chấp nhận nếu như những nguyên tắc đó không bị thay đổi quá nhiều.”

Điều này đặc biệt phù hợp với những developer trẻ tuổi – những người có tài coding nhưng không biết cách ước tính chính xác thời gian hoàn thành công việc. Nếu như công việc không được hoàn thành trước thời gian quy định, thì người chủ dự án hãy cùng với những developer xác định những công việc mà các developers đang thực hiện, và khả năng THỰC của họ. Từ đó phân chia công việc theo độ khó của nó. Và lúc này bạn cần giám sát quản lí chặt chẽ hơn.”Bên cạnh đó, trong những trường hợp như thế này, những công cụ như Pivotal Tracker-một ứng dụng web quản lí dự án- sẽ rất hữu ích.

5. “Hãy tự làm mình trở nên hấp dẫn”

Tìm được một freelancer developer quả thực chẳng dễ dàng gì. This creates a somewhat perverse reality that you have to tell the freelancers on paying them. Vì thế hãy dành thời gian công sức làm cho bản thân dự án của bạn trở thành “một miếng mồi ngon” trước khi thuê developer.

Nếu như bạn nói với developer: Tôi chỉ muốn tạo ra một bản sao của Linkedln và Pineterst, rồi kết hợp chúng lại với nhau. Bạn nghĩ rằng có developer nào muốn thực hiện điều đó không?

Nhưng nếu bạn nói với họ rằng bạn muốn thay đổi cách người dùng giao tiếp với nhau bằng dự án này, thì họ hẳn sẽ rất hứng thú; vì ai cũng có chút đam mê với công việc kinh doanh và đều muốn trải nghiệm những điều mới mẻ.

Rồi, cuối cùng các developer sẽ là đồng minh, là đối tác của bạn, cho dù sản phẩm như thế nào đi chăng nữa. Bạn muốn lôi kéo anh ta, vậy thì cách tốt nhất hãy làm mình trở nên hấp dẫn.

6. Đừng chần chừ thay developer.

Nếu ngay trong giai đoạn đầu của dự án, chuyên gia công nghệ mà bạn thuê gặp rắc rối trong việc thông tin với bạn về tình tình thực hiện công việc và bạn có linh cảm rằng bạn đã sai lầm khi thuê họ, đừng ngần ngại hành động ngay và dứt khoát.

Nếu như người chủ dự án yêu cầu kiểm tra công việc định kì ví dụ hằng tuần; nhưng các developer không thực hiện đúng, thì đây quả thực là một báo động đỏ. Đó là dấu hiệu đầu của những trục trặc sau này của dự án. Chúng tôi chưa bao giờ thấy một dự án nào mà những trục trặc ban đầu có thể được cải thiện trong thời gian tiếp theo.

Theo Medina: “Điều nên làm và dễ dàng ngay lúc này là thay đổi developer”, anh nhấn mạnh: phải làm càng sớm càng tốt, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, mà bạn lại tránh phải đau đầu hay stress. “Nếu không làm ngay (thay đổi developer), công việc sẽ dang dở, không như ý muốn, và chẳng developer nào muốn tiếp tục công việc đang làm dở của người đi trước.

Khi đó, mọi việc sẽ càng trở nên tồi tệ hơn vì bạn mắc kẹt với một đống những code mà không biết nên chuyển cho người nào khác, có người sẽ nói: “đây chỉ là một đống rác rưởi”, hoặc “nó tốt đấy chứ”,…

Vì vậy hãy giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt và thật mạnh mẽ dứt khoát.

Theo Westart


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean