Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Hai nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Hóa học 2012 nhờ nghiên cứu về cơ chế thụ cảm ở các tế bào Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi shinbehv, 10/10/12 at 16:54.

lefkowitz-kobilka-drawing-slide.jpg

Ngày thứ ba của mùa giải Nobel 2012, Hội đồng xét duyệt giải thưởng vừa chính thức công bố tên của những nhà nghiên cứu có vinh dự nhận huy chương Nobel hóa học năm nay, họ đều là công dân Hoa Kỳ: giáo sư Robert J. Lefkowitz và giáo sư Brian K. Kobilka. Tuy nhiên, họ không phải là những nhà hóa học thuần túy mà đều có bằng tiến sĩ y khoa và cùng nghiên cứu về sinh học phân tử. Theo thông cáo báo chí được gửi đi từ Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển, Hội đồng xét duyệt giải đã trải qua giai đoạn lựa chọn cẩn thận giữa nhiều ứng viên suất sắc và vinh danh hai giáo sư Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka vì đóng góp của họ nhằm giải thích cơ chế để các tế bảo nhận biết điều kiện xung quanh thông qua cơ quan thụ cảm của chúng. Nhờ đó, con người đã đưa ra lời giải đẹp cho vấn đề hóc búa về tương tác giữa hàng tỷ tế bào trong cơ thể với môi trường, và điều chế các loại thuốc chữa bệnh thích hợp .

Trong một thời gian dài, người ta tin rằng bề mặt tế bào có các cơ quan đặc biệt nhận biết hoóc môn ở môi trường ngoài và họ gọi đó là cơ quan thụ cảm ( receptor). Có những bằng chứng rõ ràng dẫn tới giả thuyết đó, ví dụ như khi đưa Adrenalin vào cơ thể, nó sẽ làm tim đập nhanh hơn và tăng huyết áp trong hệ tuần hoàn, rõ ràng làm thế nào đó tế bào nhận biết được sự có mặt của adrenalin nên đã thay đổi hoạt động của chúng. Tuy nhiên, thành phần của cơ quan thụ cảm trên màng tế bào là gì và cách thức chúng hoạt động như thế nào vẫn chưa được khám phá.

Vào năm 1968, tiến sĩ Lefkowitz bắt đầu sử dụng phương pháp chiếu xạ để nghiên cứu về các nhân tố thụ cảm trên tế bào. Ông đã trộn một đồng vị phóng xạ của i-ốt cùng với các loại hoóc môn khác nhau và đưa chúng vào cơ thể sống. Nhờ quan sát phản ứng của tế bào với hoóc môn và các tia phóng xạ, Lefkowitz cùng các cộng sự đã phát hiện một vài tác nhân thụ cảm trên bề mặt của chúng. Một trong số chúng là β-adrenergic, chất đóng vai trò cảm nhận adrenalin. Tiếp theo họ rút tác nhân này ra khỏi tế bào và có những khám phá đầu tiên về cơ chế làm việc của chúng.

Tới những năm 1980, tiến sĩ Kobilka gia nhập nhóm nghiên cứu của Lefkowitz và nhận nhiệm vụ xác định gen mã hóa tác nhân β-adrenergic từ hệ gen khổng lồ trên người. Nhờ sự sáng tạo và tài năng thiên bẩm, trong quá trình phân tích hệ gen ông nhận thấy rằng β-adrenergic hoạt động giống như một tác nhân ở mắt người khi nó thu nhận ánh sáng. Từ đó nhóm nghiên cứu chỉ ra hai tác nhân này thuộc cùng một họ và có tính chất tương tự nhau.

Ngày nay, họ tác nhân mà nhóm của hai giáo sư Lefkowitz và Kobilka đã tìm ra được đặt tên là các thụ cảm kết cặp protein G ( G-protein–coupled receptor). Trong họ này, có hàng nghìn thành viên khác nhau như tác nhân cảm nhận ánh sáng, mùi, vị, adrenalin... Người ta ước tính rằng một nửa các loại thuốc mà con người biết hiện nay có thể thực hiện chức năng chữa bệnh là do chúng tác động lên các tác nhân thụ cảm kết cặp protein G. Vào năm 2011, giáo sư Kobilka thậm chí đã chụp được ảnh của tác nhân thụ cảm β-adrenergic ở thời điểm nó bị kích hoạt bởi hoóc môn tương ứng và khi đó nó gửi một tín hiệu thông báo cho tế bào biết. Theo các chuyên gia, bức ảnh chụp 2011 được coi là một kiệt tác khoa học với ngành nghiên cứu sinh học phân tử trong vài chục năm gần đây.

Về lý lịch khoa học của hai chủ nhân giải Nobel năm nay, giáo sư Lefkowitz sinh năm 1943 tại Hoa Kỳ, sau đó tốt nghiệp tiến sĩ y khoa năm 1966 ở Đại học Columbia. Hiện ông là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện y học Howard Hughes đồng thời là giáo sư danh dự tại đại học Duke. Người đồng sự của ông, giáo sư Kobilka sinh năm 1955 và lấy bằng tiến sĩ y khoa từ Đại học Yale. Hiện Kobila là giáo sư y học, giáo sư sinh học phân tử và tế bào tại Đại học Stanford.

Nguồn: Nobel Prize
Cơ chế thụ cảm là sao ta ??
Hix nghe như sinh nghĩ mãi mới ra hoá
giỏi quá, đọc mà cũng chả hiểu :D
vn mình hình như chằng có ma nào đoạt đc giài này thì phải , chỉ giỏi chém gió.... :)
công sức bỏ ra trong cả chục năm cho 1 giải Nobel. Thật ra cũng ko quá phức tạp, nhưng ai có đủ kiên nhẫn? Thật đáng ngưỡng mộ!
Mình hiểu thì đó là cách vận hành cửa tế bào khi nó hấp thu kháng thể trong cơ thể. Giống như tiêm vacxin hoặc virut tấn công tế bào, tìm ra cơ chế này thì có thể có cách làm cho tế bào chỉ nhận virut tốt ko nhan virut xấu :)

Send from Sony XPeria lt22i using Tinhte.vn
protein G :-o học mà thầy cô cứ nhắc riết cái này
khoa học cơ bản phát triển giúp chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về thế giới tự nhiên. đọc xong thấy thật tuyệt vời.
Các nhà khoa học Nước ngoài làm việc ko vì giải Nobel.
Mình cũng rất thích khoa học nhưng tội nỗi cái đầu ngu qua chẳng mần được chi, thôi thì hẹn kiếp sau vậy. Nguỡng mộ các nhà bác học mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế giới cả con người và thiên nhiên.
đọc câu được câu mất cho có đọc, hiểu tàm tạm :D. không để ý lắm
không đúng bạn à theo như nghiên cứu này thì nó thuộc về hệ thống thông tin tế bào giúp nó đáp ứng lại các các chất truyền tin là hormone,từ đó hoạt động theo cách phù hợp.Còn cái bạn nói là miễn dịch học,nó cũng sử dụng thụ thể nhưng không phải protein G,và tế bào thì nó chỉ nhận ra kháng nguyên lạ nên không có cách gì phân biệt tốt xấu đâu miễn lạ là nó chơi.
Ai cũng nghĩ năm nay tác giả "hạt của Chúa" sẽ đoạt giải, nhưng mọi "dự đoán" cũng chỉ là "dự đoán."
Hóa học: môn dốt nhất thời fổ thông. o_O
Để có được giải Nobel hóa học thì phải tinh thông hóa học, sinh học, y học, và cả vật lý nữa. Kinh quá.
hi vọng mình là người việt nam đầu tiên đạt giải Nobel. :).
Anh em đugnừ chém nhé. :D
ko hiểu sao vô cmmt thế quảng cáo ah?
VN ít ăn giải của qtế lém. Chán.
Đệ tử của Men đê lê zép!

Source : feedproxy[dot]google[dot]com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean