Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Daily deals: Tranh cãi nhưng thiết yếu đối với thương mại điện tử Châu Á

Daily deals đã thay đổi thị trường thương mại điện tử châu Á như thế nào ? Trong tương lai, daily deals sẽ có những cải tiến gì mới ?

>> Google giới thiệu kênh thông tin mới dành cho các Startup
>> Lean Startup: Sao lại khó như vậy?
>> Thamlo.vn – Bài học từ những sai lầm cơ bản của một newbie startup
>> Hai mô hình tăng trưởng điển hình của một startup
>> Viber: 100 triệu người dùng và 0 đô la lợi nhuận

Bài phân tích dưới đây là của Jay Ng là tổng giám đốc Dealised, một statup thương mại điện tử có trụ sở ở Singapore được SingTel Innov8 đầu tư. Trước khi làm ở Dealised, anh đã tham gia trong đội giám sát sản phẩm của Sprint Nextel và quản lý một doanh nghiệp dịch vụ dữ liệu và tin nhắn di động trị giá hơn 100 triệu USD. Jay có bằng MBA của Stephen M. Ross School of Business trường đại học Michigan.

Khi nói với một số người trong cộng đồng công nghệ rằng tôi làm việc trong ngành “daily deals” (còn gọi là mua theo nhóm). Tôi thường nhận được câu trả lời với vẻ không hứng thú “Oh, vậy à?” hoặc đôi khi thậm chí là câu “Tại sao?” một cách thô lỗ. Điều này cũng dễ hiểu, giá cổ phiếu các công ty Groupon đang chỉ dao động quanh mức 5USD và giới báo chí dường như cũng chẳng còn quan tâm nhiều đến dịch vụ “daily deals” vì họ đã ngừng đăng những câu chuyện chê bai nó.

Không sai nếu nói rằng các trang “daily deals” là bức tranh thu nhỏ của hiện tượng sao chép điên cuồng đã gây tổn hại đến tình hình startup ở châu Á. Tuy nhiên, tôi nghĩ giới công nghệ sau này sẽ nhìn lại năm 2012 như một năm chuyển giao trong ngành thương mại điện tử tại châu Á. Vậy các ông lớn trên thế giới như Amazon, eBay… còn thiếu sót ở đâu và “daily deals” đã lấp đầy lỗ hổng đó như thế nào?

1. “Daily deals” đã thay đổi thái độ của người tiêu dùng khi mua sắm, tạo cho họ một cái cớ để giao dịch online.

Rất nhiều người tiêu dùng ở Hồng Kông, Singapore và thậm chí Thái Lan coi việc đi shopping ở các trung tâm mua sắm là một thú vui giải trí. Đối với giới thương mại điện tử, Hồng Kông luôn là câu hỏi khó nhằn, mặc dù khu vực này có tỉ lệ dùng smartphone cao (đứng thứ ba thế giới tính theo đầu người), một phân khúc lớn người tiêu dùng có thu nhập cao và tỉ lệ sử dụng Internet cao. Tuy nhiên Hồng Kông vẫn tụt hậu rất xa so với Trung Quốc về tốc độ phát triển thương mại điện tử với tỉ lệ tăng trưởng khiêm tốn chỉ 7% hằng năm.

Dịch vụ mua theo nhóm khiến người tiêu dùng châu Á giao dịch qua mạng đơn giản chỉ bởi những mặt hàng được giảm giá lớn. Sự hấp dẫn này làm người tiêu dùng bỏ qua “sự bất tiện” khi mua sắm online và sự ngờ vực về việc mua một hàng hóa ảo dưới dạng voucher. Họ thậm chí chấp nhận thanh toán trước cho một người bán vô danh để mua một mặt hàng hay dịch vụ mà chưa từng tận mắt thấy nó! Mua theo nhóm mới chỉ xuất hiện 2 năm và thị trường mua nhóm ở Hồng Kông được ước tính giá trị khoảng 60-70 triệu USD hằng năm trong khi con số này ở Thái Lan, Malaysia và Philippines nằm trong khoảng 25-40 triệu USD.

2. “Daily deals”, mua sắm như không có rủi ro

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc quản lý deals từ các thương gia và thương hiệu là quản lý chất lượng. Có rất nhiều rủi ro khi đóng vai trò làm kênh trung gian cho các thương gia không tên tuổi rao bán hàng hóa của họ đến khách hàng của bạn.

Đây là trường hợp của Groupon Hồng Kông và BeeCrazy khi phải chịu tai tiếng vì vụ phá sản của Macao Dragon Ferry ( hơn 150000 voucher đã được bán ra). Các trang kinh doanh deals sau đó đã nhanh chóng nhận ra sức mạnh của truyền miệng và tầm quan trọng của việc ngăn khách hàng đến với đối thủ cạnh tranh của họ bằng cách cung cấp nhiều loại deals tương tự.

3. Con đường đưa thương mại điện tử đến với số đông người tiêu dùng

Daily deals giúp thương mại điện tử trở nên dân chủ hơn, đưa ra nhiều lựa chọn thanh toán để những người không dùng thẻ tín dụng cũng có thể mua hàng online. Chẳng hạn, ở Philippines chỉ có gần 7 triệu thẻ tín dụng và như vậy cũng chỉ có nhiều nhất bằng đó người có thẻ tín dụng. Ở Thái Lan và Indonesia thì thậm chí còn ít hơn. Trong thực tế, ở Indonesia chỉ 5% cư dân mạng sử dụng dịch vụ thương mại điện tử hay online banking, trong đó thẻ tín dụng là một trong những trở ngại chính. Thanh toán trực tiếp, thẻ ATM và chuyển tiền qua ngân hàng qua mạng thường phổ biến hơn ở châu Á. Các trang kinh doanh deals cũng cung cấp dịch vụ trả tiền khi nhận hàng (Cash on Delivery) cho những khách hàng cẩn thận nhất.

4. Kênh marketing trực tiếp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ: phương thức thương mại mang đậm tính địa phương

Trên đây tôi mới chỉ phân tích tập trung về phía người tiêu dùng, còn đối với các thương gia địa phương, “daily deals” cung cấp cho họ một kênh để marketing với rủi ro gần như bằng không. Tôi nói “gần như” là bởi ở giai đoạn đầu, một số người bán không được hướng dẫn cách quản lý khả năng đưa ra deals họ và vì thế họ bị chìm ngập trong việc bù lỗ cho deals. Giờ đây các thương gia và các công ty kinh doanh dịch vụ mua nhóm đã chuyên nghiệp hơn rất nhiều trong việc đưa ra giá cả và chính sách cho các deals, sao cho họ có cơ hội thực hiện chiến thuật up-selling ( khiến khách hàng mua các mặt hàng đắt hơn để kiếm thêm lợi nhuận) cũng như khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng.

Vậy ngành kinh doanh này sẽ tiếp tục tiến tới đâu? Giải pháp cho cơ sở thanh toán thiếu tương xứng và dịch vụ giao hàng tốn kém sẽ còn là thách thức cho ngành thương mại điện tử trong thời gian tới. Di động chắc chắn là bước tiếp theo nhưng nó đòi hỏi cần phải thực hiện một số điều kiện trước đó:

  • Tận dụng điện thoại để hướng người sử dụng đến các deals phù hợp (dựa vào địa điểm, loại điện thoại, thời gian trong ngày…) và thực hiện re-marketing hiệu quả (giới thiệu, quảng bá lại sản phẩm để tăng doanh số).
  • Tận dụng điện thoại như một phương tiện thanh toán. Nhiều hình thức thanh toán đã được dự báo trước, người ta có thể nghĩ đến Paypal, Square, thanh toán qua tài khoản điện thoại, ví di động, thanh toán qua công nghệ NFC… Nhưng điểm mấu chốt là phải đem lại các trải nghiệm tốt về ứng dụng và cơ sở di động. Nghĩa là một quá trình tiện lợi và an toàn bao gồm chế độ đăng nhập một lần (single sign on), các page flow thanh toán được tối ưu hóa phù hợp với di động, và được đánh giá qua trải nghiệm người dùng, sau đó được kiểm định lại.
  • Tận dụng điện thoại như một công cụ để bảo đảm. Bước đầu tiên là làm người mua và người bán quen với một hệ thống đơn giản cho phép scan và kích hoạt voucher để vào gian hàng trên điện thoại.

Giới báo chí đã dự đoán về sự hợp nhất trong ngành kinh doanh deals. Cuối cùng dịch vụ mua theo nhóm sẽ ở một hình thức khác. Các trang kinh doanh đã và đang cố gắng trở thành những cửa hàng thương mại điện tử phát triển đầy đủ. Điểm chuyển giao tiếp theo sẽ là khi thẻ tín dụng hay các ông lớn như Google hay Facebook tham gia vào thị trường, đưa ra tính năng cung cấp deals hợp nhất với chức năng ban đầu của họ.

Dù thế nào đi nữa, thành công của dịch vụ mua theo nhóm chắc chắn không chỉ dừng lại ở đó, hãy chờ đón nhiều điều tiếp theo!

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà đầu tư và các hãng thương mại điện tử lớn trên thế giới. Mới đây các sự kiện như: Vancl, trang thương mại điện tử chuyên về thời trang lớn nhất Trung Quốc tới Việt Nam, Zalora được rót thêm tiền JP Morgan, “Amazon của Trung Quốc” 360buy cũng có ý định đến Việt Nam… Các nhân tố mới này cùng với phong trào groupon hứa hẹn sẽ làm cuộc đua trên thị trường e-commerce nước ta thêm phần sôi động.

Theo GIK


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean