Bằng việc chỉ ra những ưu nhược điểm riêng của từng công nghệ, người dùng có thể lựa chọn cho mình một chiếc TV OLED hay độ phân giải 4k phù hợp khi có quá nhiều mỹ từ nói về 2 công nghệ mới trong làng HDTV.
>> Màn hình tỷ lệ 21:9 vẫn tiềm năng
>> “Điểm mặt” những xu hướng công nghệ hàng đầu tại IFA 2012
>> TV ‘siêu phân giải’, máy tính bảng lai nổi bật tại IFA 2012
>> Chuẩn video 8K đã được thông qua
>> Samsung sắp sản xuất màn hình OLED nét hơn Retina
Dù chưa chính thức thương mại hóa trên thị trường mà mới chỉ được giới thiệu ra mắt ở một vài sự kiện công nghệ nổi tiếng gần đây song TV OLED và các TV màn hình siêu phân giải 4K đã tạo nên “hiện tượng” trong giới yêu công nghệ.
Do cả 2 mẫu HDTV đều sở hữu những tính năng nổi bật có thể tái tạo được hình ảnh đẹp, sắc mịn nên trên màn hình siêu mỏng nên cũng thật khó cho người dùng lựa chọn được sản phẩm hợp ý ngay tại thời điểm này.
Màn hình siêu phân giải 4K
Mẫu TV siêu phân giải 4K 84 inch của Sony
Màn hình siêu phân giải 4K (hiện đang được rất nhiều nhà sản xuất HDTV quan tâm và thực hiện như LG, Sony, JVC hay Toshiba) bởi chúng sẽ mang đến cho người xem những trải nghiệm hình ảnh hoàn toàn mới. Không chỉ các nhà sản xuất phần cứng mà một số nhà sản xuất nội dung truyền hình cũng đã bắt đầu sản xuất các chương trình có chất lượng hình ảnh tương tự nhằm nâng tầm chất lượng hình ảnh lên cao hơn, song số lượng chưa nhiều. Ngay cả trong thời gian vài năm nữa khi màn hình phân giải 4K được sản xuất đại trà thì các nội dung 4K vẫn chưa thể đáp ứng do vậy hiệu quả thực chất sẽ không như mong đợi.
Với đặc điểm và kỹ thuật xử lý của màn hình phân giải 4K (3840 x 2160p), hình ảnh sẽ chuyển động mịn màng và nét đến mức không thể nhìn thấy từng điểm ảnh nhỏ cho dù ngồi rất gần với màn hình, như vốn thấy đối với những màn hình Full HD hiện nay. Ngay cả ứng dụng trên những mẫu màn hình cỡ lớn hơn, các điểm ảnh cũng không hề bị nhìn thấy. Điều này cũng minh chứng với cả những nội dung 3D.
Các chuyên gia hình ảnh đã giải thích về sự vượt trội trên rằng, với TV phân giải Full HD 1080p thì mỗi mắt sẽ chỉ đón nhận được hình ảnh chất lượng 1920x540p, trong khi đó, công nghệ 4K, mỗi mắt sẽ nhận được hình ảnh chất lượng 3840x1080p. Như vậy mật độ điểm ảnh chi tiết đã tăng gấp 4 lần so với các TV Full HD hiện tại.
Ngoài việc nâng cao độ phân giải hình ảnh, ứng dụng trên các tấm nền hình LCD công nghệ đèn chiếu LED cạnh viền và không có sự hỗ trợ của kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ nên tất cả những ngược điểm như tỷ lệ tương phản thấp hay khả năng chống phản xạ hình ảnh hạn chế của một TV LED đều chư được khắc phục. Do vậy, về cơ bản, TV màn hình phân giải 4K nay mới chỉ đáp ứng được độ căng mịn của hình ảnh, cao gấp 4 lần chuẩn Full HD hiện tại mà chưa có sự vượt trội nào nữa.
Màn hình công nghệ OLED
OLED TV của LG - một trong hai mẫu OLED đầu tiên cùng với Samsung
OLED (màn hình công nghệ quang điện hữu cơ) là công nghệ hiển thị hoàn toàn mới ứng dụng trên TV cho tỷ lệ tương phản cao hơn đáng kể so với bất kỳ công nghệ hiển thị cao cấp nào hiện nay nên có thể tạo ra những hình ảnh đẹp có chiều sâu ngay cả với những hình ảnh 2 chiều thông thường. Do đó, các nhà sản xuất như LG hay Samsung đã rất tự hào khi những siêu phẩm này trình diễn hình ảnh 3D cho dù là công nghệ 3D thụ động FPR hay 3D màn trập động.
Công nghệ OLED đã làm giảm thiểu độ mỏng màn hình xuống mức tối đa, trung bình một màn hình LED siêu mỏng cũng khoảng 2cm, song các màn hình OLED chỉ có độ dày chỉ vài mm, tương đương một chiếc bút chì. Do các phân tử quang điện có khả năng tự phát quang nên màn hình OLED còn ưu điểm là rất tiết kiệm điện năng. Do vậy, về cơ bản, màn hình OLED sẽ ứng cử viên “nặng ký” của thế hệ truyền hình tiếp theo trong tương lai mặc dù chất lượng hình ảnh chỉ có thể đáp ứng độ phân giải hiện tại.
Nhược điểm chính của OLED chỉ là giá thành cao (do nguyên vật liệu dùng để sản xuất đắt và dây chuyền sản xuất nhỏ chưa thể sản xuất đại trà) và tuổi thọ màn hình chưa được nhà sản xuất nhắc tới. Hầu như thời gian sử dụng tối đa của OLED TV vẫn chưa được công bố rõ ràng như TV LED/LCD hay Plasma như hiện tại.
Tuy nhiên nếu xét về giá thành thì một mẫu OLED TV hiện nay cỡ 55 inch có giá bán khoảng gần 10.000 đô la Mỹ vẫn rẻ hơn rất nhiều so với hai mẫu TV siêu phân giải của LG và Sony dự kiến bán trong tháng 10 tới lần lượt có giá là 20.000 và 25.000 đô la Mỹ.
Do đó, dựa trên những ưu nhược điểm về giá thành, chất lượng hình ảnh và nội dung phù hợp giữa màn hình OLED với màn hình phân giải 4K, ở thời điểm này bạn nên chọn TV OLED hơn là TV siêu phân giải.
Theo Điện Tử Tiêu Dùng
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét