Gần đây, đã có khá nhiều bài báo viết về sự thật đằng sau những chiếc iPhone 5. Đa số chúng đều xoay quanh chế độ làm việc ở những nhà máy, xưởng sản xuất của iPhone tại Trung Quốc. Thời gian làm việc quá dài, lương thấp, áp lực cao, ít quan tâm tới đời sống công nhân, cốt sao cho kịp tiến độ sản xuất đã đề ra… là những điểm được nhắc tới nhiều nhất. Cũng vì lẽ đó, những vụ đình công, nổi loạn, tự tử của công nhân các nhà máy tại TQ đã không còn là chuyện hiếm.
>> Apple cam kết sẽ giảm giờ làm của công nhân tại Trung Quốc
>> Những mảnh đời cơ cực sau sự hào nhoáng của iPhone 5
>> Nhà máy Foxconn tại Thái Nguyên hoạt động ổn định trở lại
>> Bạo loạn tại Foxconn: 50 người thương vong, thông tin đang bị phong tỏa
>> Foxconn phải đóng cửa nhiều nhà máy vì công nhân “nổi dậy”
Trong số đó, đặc biệt phải kể đến Foxconn – đối tác chiến lược của Apple tại TQ từ năm. Nhiều công nhân Foxconn đã bị điều động từ nhà máy của tỉnh này sang một tỉnh xa xôi nào đó khác để giúp hoàn thành chỉ tiêu sản xuất. Với số tiền lương ít ỏi, họ thậm chí còn không thể tiết kiệm được chút nào để gửi về cho gia đình sau khi đã trả tiền nhà và tiền ăn. Rồi họ phải liên tục làm việc tăng ca trong tình trạng sức khỏe không bảo đảm, cả tinh thần lẫn thể xác đều bị vắt kiệt.
Tuy nhiên, những điều tiếng đó thực chất vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bởi lẽ, Apple không chỉ đặt một hay một số nhà máy sản xuất iPhone tại TQ, mà thật ra là khá nhiều và khu nhà máy nào cũng có quy mô rất lớn. Đó là còn chưa kể quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên, vận chuyển và xử lý rác thải từ những chiếc iPhone hỏng… cũng đã gây ra nhiều tác động lớn tới con người và môi trường các địa phương. Biểu đồ dưới đây đã thể hiện được gần như toàn bộ “vòng đời” của một chiếc iPhone nói riêng và các thiết bị số khác của Apple nói chung.
Bản đồ sản xuất iPhone tại TQ. Vùng màu đỏ: Khai thác vật liệu. Vùng màu xanh lá: Các nhà máy sản xuất iPhone. Vùng màu xanh nước biển: Khu phế thải.
A – Bao Đầu
Đây được cho là những vùng độc hại nhất TQ.
Có rất nhiều loại tài nguyên khoáng sản được sử dụng để tạo nên một chiếc iPhone. Từ thiếc cho tới titan. Những khoáng sản này sẽ được khai thác từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng chất liệu đất hiếm, được sử dụng để tạo ra nam châm cho loa và phốt-pho cho màn hình màu, thì thường được khai thác tại Bao Đầu. Và việc tập trung khai thác tại khu vực này đã tạo ra nhiều hỗn hợp độc hại cho nguồn đất, nước và không khí của địa phương.
B – Thâm Quyến
Nơi tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất iPhone, cũng như những tiếng xấu. Nơi đây đã có một số công nhân nhảy lầu tự tử, từ những khu nhà trọ dành cho họ do Foxconn quản lý. Có hai nhà máy lớn của Foxconn được xây dựng tại Thâm Quyến, giáp với Hồng Kông.
C – Thượng Hải
Nếu Thâm Quyến là một trong những nơi được Foxconn lựa chọn, thì Thượng Hải lại là đất của Pegatron – một đối tác sản xuất khác của Apple. Theo báo chí, tháng 12 năm ngoái, đã có tới 61 công nhân sản xuất iPhone bị thương trong một vụ nổ tại đây.
D – Trịnh Châu
Hai năm trước, lại là Foxconn đã mở một khu liên hợp sản xuất tại đây. Hiện tại, có tới 130 nghìn công nhân làm việc trong khu liên hợp này; và sắp tới, Foxconn đang xúc tiến nhanh chóng kế hoạch thuê thêm người để số lượng công nhân ở đây có thể lên tới 300 nghìn người. Tháng Ba vừa qua, Tim Cook – CEO của Apple – đã tới thăm khu liên hợp này.
E – Thái Nguyên
Trong vài năm gần đây, Foxconn đã đầu tư xây dựng một số nhà máy tại những khu vực tỉnh lỵ của TQ, trong đó có Thái Nguyên. Việc này nhằm giúp Foxconn có thể tiếp cận gần hơn với những nguồn nhân công giá rẻ của địa phương. Đây cũng là nơi đã xảy ra vụ bạo động liên quan tới 2000 công nhân, khiến 10 người chết và 40 người bị thương vào ngày 24/9 vừa qua.
F – Guiyu
Một khu vực độc hại, phế liệu của các loại đồ điện tử.
Thị xã Guiyu, Quảng Đông, được coi là một trong những bãi rác thải điện tử lớn nhất của TQ. Mọi loại phế phẩm của ngành công nghiệp điện tử này đều được chuyển tới đây. Mặc dù các chuyên gia đã nói rằng hiện tại vẫn chưa có nhiều những linh phụ kiện của iPhone xuất hiện tại bãi rác này vì iPhone mới xuất hiện chỉ từ năm 2009. Nhưng với sự phổ biến của thiết bị này trong thời gian gần đâu, thì chắc chắn số lượng rác thải từ iPhone sẽ tăng lên rất nhanh chóng trong vài năm tiếp theo.
Theo GenK
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét