Thứ Năm, 24 tháng 1, 2008

Nén file với tỉ lệ “khủng khiếp” từ 450 MB chỉ còn 1,43 MB!- Echip.com

Nếu các bạn biết đến UHA hay 7ZIP như 2 phần mềm nổi tiếng có khả năng nén file mạnh nhất, hơn cả WinZip hay WinRAR, thì giờ đây so với KGB Archiver 1.1 lại không “thấm thía” gì: nó có thể làm chuyện bạn khó thể nào tin nổi là nén 450 MB của Office 12 trên 1 CD (bản rút gọn từ đĩa DVD) chỉ còn có 1,47 MB, rất tiện để chia sẻ file trên mạng.
KGB Archiver là phần mềm miễn phí, có thể tải về từ www.icpnet.pl/~tomekpawlak/kgb/download2.php?file=0 (dung lượng khoảng dưới 5 MB).
Cài trong Windows XP, nó sẽ tích hợp vào Explorer và bạn có thể sử dụng ngay bằng nút chuột phải với bất cứ file nào ở đâu trong Explorer. Hoặc bạn cũng có thể dùng ngay 2 chương trình qua một trong hai icon là KGB Archiver Compress (nén) hoặc KGB Archiver Decompress (giải nén) ngay trên desktop. Bạn có thể chọn mức độ nén cao nhất (maximum) nhưng phải chờ khá lâu, hay chỉ cao (high) hoặc trung bình (normal) sẽ nhanh hơn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phần mềm này:
1. Do khả năng nén rất mạnh của KGB Archiver nên nó đòi hỏi cấu hình máy tính khá mạnh: Pentium 4 với RAM 256MB trở lên.
2. Bạn có thể vào trang Web tác giả (www.icpnet.pl/~tomekpawlak/kgb/) để biết khả năng nén file “khủng khiếp” của nó so với từng phần mềm nén mạnh khác như RAR, 7ZIP, UHA..., tóm tắt lại như sau:

3. Đấy là bảng tóm tắt tỉ lệ nén trung bình giữa các chương trình nén với KGB. Mới đây cá biệt có người dùng chương trình này để nén bản cài đặt bản rút gọn của Office 12 trên DVD dung lượng 450 MB thành file 1,47 MB (tỉ lệ nén gần 99%). Đó là một file nén bằng KGB cao nhất có được từ trước tới nay. Tôi đã thử nghiệm qua: bung nén thành công mỹ mãn, có điều hơi lâu (mất ít nhất 8 tiếng đồng hồ), nhưng làm offline nên chả sao!
Bạn thử tưởng tượng xem: bạn chỉ phải mất chưa đầy 1 phút để tải file này về với đường truyền ADSL. Và sau đó bạn để máy tính làm việc tự động và đi ngủ một giấc, tỉnh dậy nó vẫn làm việc tỉ mỉ như chú ong cần mẫn bung từng file cho bạn. Có điều bạn chỉ tốn tiền điện đôi chút (do để máy tính chạy suốt đêm, nhưng tính ra còn đỡ hơn phải chờ đợi tải từ trên mạng xuống).
Chương trình cũng “lo xa” cho bạn là có sẵn nút kiểm để khi làm xong là tự động tắt máy tính (chọn vào Turn off computer after done).

4. Kinh nghiệm cho thấy bạn không nên để nguyên 1 file quá lớn đến hàng trăm MB như vậy nén luôn bằng KGB Archiver mà nên chia nhỏ (split) trước, khoảng 5-6 file: mỗi file chỉ chừng 50 MB và nén từng file này bằng KGB Archiver, sau đó gửi trên mạng. Sau này tải về bạn bè sẽ bung ra nhanh hơn nhiều.
5. Để tránh lỗi cho bất cứ file nào trong quá trình nén nhiều như Office 12, bạn cần bung ra toàn bộ file exe trước nếu đã lỡ nén trước đó bằng 7ZIP; sau đó mới nén lại bằng KBG Archiver, như thế mới hiệu quả và có tỉ lệ nén cao nhất.
DƯƠNG MINH HOÀNG (Đồng Nai)

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2008

Mục lục Công nghệ thông tin

Office
Lập trình:
Softwares:
Tham khảo:

Mục lục văn hóa

Văn Hoá:
Âm nhạc:

Thuật toán tính âm lịch

Bài viết sau giới thiệu cách tính âm lịch Việt Nam và mô tả một số thuật toán dùng để chuyển đổi giữa ngày dương lịch và ngày âm lịch. Các thuật toán mô tả ở đây đã được đơn giản hóa nhiều để bạn đọc tiện theo dõi và dễ dàng sử dụng vào việc lập trình, do đó độ chính xác của chúng thấp hơn độ chính xác của chương trình âm lịch trực tuyến tại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/. (Một phiên bản cũ của bài viết này giới thiệu vài thuật toán hơi khác, có thể khó thực hiện hơn một chút. Bản cũ này có thể xem tại đây.)

[If you cannot read Vietnamese: Old version in English]


Quy luật của âm lịch Việt Nam

Âm lịch Việt Nam là một loại lịch thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
  1. Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
  2. Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
  3. Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
  4. Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
  5. Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.

Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí giữa bốn mùa là đặc biệt nhất: Xuân phân (khoảng 20/3), Hạ chí (khoảng 22/6), Thu phân (khoảng 23/9) và Đông chí (khoảng 22/12).

Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.

Đông chí luôn rơi vào tháng 11 của năm âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm sóc: Sóc A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và Sóc B ngay trước ngày Đông chí thứ hai. Nếu khoảng cách giữa A và B là dưới 365 ngày thì năm âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, …, tháng 10. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai sóc A và B là trên 365 ngày thì năm âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau ngày Đông chí thứ nhất là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ "nhuận".

Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.Ví dụ, nếu bạn biết thời điểm hội diện là vào lúc yyyy-02-18 16:24:45 GMT thì ngày Sóc của lịch Việt Nam là 18 tháng 2, bởi vì 16:24:45 GMT là 23:24:45 cùng ngày, giờ Hà nội (GMT+7, kinh tuyến 105° đông). Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, kinh tuyến 120° đông) thì Sóc là lúc 00:24:45 ngày yyyy-02-19, do đó tháng âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày yyyy-02-19, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.

Ví dụ 1: Âm lịch năm 1984

Chúng ta áp dụng quy luật trên để tính âm lịch Việt nam năm 1984.
  • Sóc A (ngay trước Đông chí năm 1983) rơi vào ngày 4/12/1983, Sóc B (ngay trước Đông chí năm 1984) vào ngày 23/11/1984.
  • Giữa A và B là khoảng 355 ngày, như thế năm âm lịch 1984 là năm thường. Tháng 11 âm lịch của năm trước kéo dài từ 4/12/1983 đến 2/01/1984, tháng 12 âm từ 3/1/1984 đến 1/2/1984, tháng Giêng từ 2/2/1984 đến 1/3/1984 v.v.

Ví dụ 2: Âm lịch năm 2004

  • Sóc A - điểm sóc cuối cùng trước Đông chí 2003 - rơi vào ngày 23/11/2003. Sóc B (ngay trước Đông chí năm 2004) rơi vào ngày 12/12/2004.
  • Giữa 2 ngày này là khoảng 385 ngày, như vậy năm âm lịch 2004 là năm nhuận. Tháng 11 âm của năm 2003 bắt đầu vào ngày chứa Sóc A, tức ngày 23/11/2003.
  • Tháng âm lịch đầu tiên sau đó mà không chứa Trung khí là tháng từ 21/3/2004 đến 18/4/2004 (Xuân phân rơi vào 20/3/2004, còn Cốc vũ là 19/4/2004). Như thế tháng ấy là tháng nhuận.
  • Từ 23/11/2003 đến 21/3/2004 là khoảng 120 ngày, tức 4 tháng âm lịch: tháng 11, 12, 1 và 2. Như vậy năm 2004 có tháng 2 nhuận.

Thuật toán chuyển đổi giữa ngày dương và âm

Trong tính toán thiên văn người ta lấy ngày 1/1/4713 trước công nguyên của lịch Julius (tức ngày 24/11/4714 trước CN theo lịch Gregorius) làm điểm gốc. Số ngày tính từ điểm gốc này gọi là số ngày Julius (Julian day number) của một thời điểm. Ví dụ, số ngày Julius của 1/1/2000 là 24515455.

Dùng các công thức sau ta có thể chuyển đổi giữa ngày/tháng/năm và số ngày Julius. Phép chia ở 2 công thức sau được hiểu là chia số nguyên, bỏ phần dư: 23/4=5.

Đổi ngày dd/mm/yyyy ra số ngày Julius jd

a = (14 - mm) / 12
y = yy+4800-a
m = mm+12*a-3

Lịch Gregory:

jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - y/100 + y/400 - 32045

Lịch Julius:

jd = dd + (153*m+2)/5 + 365*y + y/4 - 32083

Đổi số ngày Julius jd ra ngày dd/mm/yyyy

Lịch Gregory (jd lớn hơn 2299160):

a = jd + 32044;
b = (4*a+3)/146097;
c = a - (b*146097)/4;

Lịch Julius:

b = 0;
c = jd + 32082;

Công thức cho cả 2 loại lịch:

d = (4*c+3)/1461;
e = c - (1461*d)/4;
m = (5*e+2)/153;
dd = e - (153*m+2)/5 + 1;
mm = m + 3 - 12*(m/10);
yy = b*100 + d - 4800 + m/10;
Nếu ngôn ngữ lập trình bạn dùng không hỗ trợ phép chia số nguyên bỏ phần dư (VD: JavaScript), bạn có thể định nghĩa một hàm INT(x) để lấy số nguyên lớn nhất không vượt quá x: INT(5)=5, INT(3.2)=3, INT(-5)=-5, INT(-3.2)=-4 v.v. Khi đó, INT(m/10) sẽ trả lại kết quả của phép chia số nguyên. (Nhiều ngôn ngữ có sẵn hàm floor() cho phép làm việc này.)

Các phép chuyển đổi giữa ngày tháng và số ngày Julius có thể được thực hiện với mã JavaScript như sau:

function jdFromDate(dd, mm, yy)

var a, y, m, jd;
a = INT((14 - mm) / 12);
y = yy+4800-a;
m = mm+12*a-3;
jd = dd + INT((153*m+2)/5) + 365*y + INT(y/4) - INT(y/100) + INT(y/400) - 32045;
if (jd < jd =" dd">

function jdToDate(jd)

var a, b, c, d, e, m, day, month, year;
if (jd > 2299160) { // After 5/10/1582, Gregorian calendar
a = jd + 32044;
b = INT((4*a+3)/146097);
c = a - INT((b*146097)/4);
} else {
b = 0;
c = jd + 32082;
}
d = INT((4*c+3)/1461);
e = c - INT((1461*d)/4);
m = INT((5*e+2)/153);
day = e - INT((153*m+2)/5) + 1;
month = m + 3 - 12*INT(m/10);
year = b*100 + d - 4800 + INT(m/10);
return new Array(day, month, year);
Trong các công thức sau, timeZone là số giờ chênh lệch giữa giờ địa phương và giờ UTC (hay GMT). (Để tính lịch Việt Nam, lấy timeZone = 7.0). Các phương pháp sau được giới thiệu với mã JavaScript. Bạn có thể tải thư viện JavaScript hoặc thư viện PHP hoàn chỉnh để tham khảo.

Tính ngày Sóc

Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.

Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.

function getNewMoonDay(k, timeZone)

var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew;
T = k/1236.85; // Time in Julian centuries from 1900 January 0.5
T2 = T * T;
T3 = T2 * T;
dr = PI/180;
Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3;
Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); // Mean new moon
M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; // Sun's mean anomaly
Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; // Moon's mean anomaly
F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; // Moon's argument of latitude
C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M);
C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr);
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr);
C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr));
C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M));
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr));
C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M));
if (T < -11) { deltat= 0.001 + 0.000839*T + 0.0002261*T2 - 0.00000845*T3 - 0.000000081*T*T3; } else { deltat= -0.000278 + 0.000265*T + 0.000262*T2; }; JdNew = Jd1 + C1 - deltat; return INT(JdNew + 0.5 + timeZone/24)
Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.

Tính tọa độ mặt trời

Để biết Trung khí nào nằm trong tháng âm lịch nào, ta chỉ cần tính xem mặt trời nằm ở khoảng nào trên đường hoàng đạo vào thời điểm bắt đầu một tháng âm lịch. Ta chia đường hoàng đạo làm 12 phần và đánh số các cung này từ 0 đến 11: từ Xuân phân đến Cốc vũ là 0; từ Cốc vũ đến Tiểu mãn là 1; từ Tiểu mãn đến Hạ chí là 2; v.v.. Cho jdn là số ngày Julius của bất kỳ một ngày, phương pháp sau này sẽ trả lại số cung nói trên.

function getSunLongitude(jdn, timeZone)

var T, T2, dr, M, L0, DL, L;
T = (jdn - 2451545.5 - timeZone/24) / 36525; // Time in Julian centuries from 2000-01-01 12:00:00 GMT
T2 = T*T;
dr = PI/180; // degree to radian
M = 357.52910 + 35999.05030*T - 0.0001559*T2 - 0.00000048*T*T2; // mean anomaly, degree
L0 = 280.46645 + 36000.76983*T + 0.0003032*T2; // mean longitude, degree
DL = (1.914600 - 0.004817*T - 0.000014*T2)*Math.sin(dr*M);
DL = DL + (0.019993 - 0.000101*T)*Math.sin(dr*2*M) + 0.000290*Math.sin(dr*3*M);
L = L0 + DL; // true longitude, degree
L = L*dr;
L = L - PI*2*(INT(L/(PI*2))); // Normalize to (0, 2*PI)
return INT(L / PI * 6)
Với hàm này ta biết được một tháng âm lịch chứa Trung khí nào. Giả sử một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày N1 và tháng sau đó bắt đầu vào ngày N2 và hàm getSunLongitude cho kết quả là 8 với N1 và 9 với N2. Như vậy tháng âm lịch bắt đầu ngày N1 là tháng chứa Đông chí: trong khoảng từ N1 đến N2 có một ngày mặt trời di chuyển từ cung 8 (sau Tiểu tuyết) sang cung 9 (sau Đông chí). Nếu hàm getSunLongitude trả lại cùng một kết quả cho cả ngày bắt đầu một tháng âm lịch và ngày bắt đầu tháng sau đó thì tháng đó không có Trung khí và như vậy có thể là tháng nhuận.

Tìm ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch

Đông chí thường nằm vào khoảng 19/12-22/12, như vậy trước hết ta tìm ngày Sóc trước ngày 31/12. Nếu tháng bắt đầu vào ngày đó không chứa Đông chí thì ta phải lùi lại 1 tháng nữa.

function getLunarMonth11(yy, timeZone)

var k, off, nm, sunLong;
off = jdFromDate(31, 12, yy) - 2415021;
k = INT(off / 29.530588853);
nm = getNewMoonDay(k, timeZone);
sunLong = getSunLongitude(nm, timeZone); // sun longitude at local midnight
if (sunLong >= 9) {
nm = getNewMoonDay(k-1, timeZone);
}
return nm;

Xác định tháng nhuận

Nếu giữa hai tháng 11 âm lịch (tức tháng có chứa Đông chí) có 13 tháng âm lịch thì năm âm lịch đó có tháng nhuận. Để xác định tháng nhuận, ta sử dụng hàm getSunLongitude như đã nói ở trên. Cho a11 là ngày bắt đầu tháng 11 âm lịch mà một trong 13 tháng sau đó là tháng nhuận. Hàm sau cho biết tháng nhuận nằm ở vị trí nào sau tháng 11 này.

function getLeapMonthOffset(a11, timeZone)

var k, last, arc, i;
k = INT((a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853 + 0.5);
last = 0;
i = 1; // We start with the month following lunar month 11
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
do {
last = arc;
i++;
arc = getSunLongitude(getNewMoonDay(k+i, timeZone), timeZone);
} while (arc != last && i <> Giả sử hàm getLeapMonthOffset trả lại giá trị 4, như thế tháng nhuận sẽ là tháng sau tháng 2 thường. (Tháng thứ 4 sau tháng 11 đáng ra là tháng 3, nhưng vì đó là tháng nhuận nên sẽ lấy tên của tháng trước đó tức tháng 2, và tháng thứ 5 sau tháng 11 mới là tháng 3).

Đổi ngày dương dd/mm/yyyy ra ngày âm

Với các phương pháp hỗ trợ trên ta có thể đổi ngày dương dd/mm/yy ra ngày âm dễ dàng. Trước hết ta xem ngày monthStart bắt đầu tháng âm lịch chứa ngày này là ngày nào (dùng hàm getNewMoonDay như trên đã nói). Sau đó, ta tìm các ngày a11 và b11 là ngày bắt đầu các tháng 11 âm lịch trước và sau ngày đang xem xét. Nếu hai ngày này cách nhau dưới 365 ngày thì ta chỉ còn cần xem monthStart và a11 cách nhau bao nhiêu tháng là có thể tính được dd/mm/yy nằm trong tháng mấy âm lịch. Ngược lại, nếu a11 và b11 cách nhau khoảng 13 tháng âm lịch thì ta phải tìm xem tháng nào là tháng nhuận và từ đó suy ra ngày đang tìm nằm trong tháng nào.

function convertSolar2Lunar(dd, mm, yy, timeZone)

var k, dayNumber, monthStart, a11, b11, lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap;
dayNumber = jdFromDate(dd, mm, yy);
k = INT((dayNumber - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+1, timeZone);
if (monthStart > dayNumber) {
monthStart = getNewMoonDay(k, timeZone);
}
a11 = getLunarMonth11(yy, timeZone);
b11 = a11;
if (a11 >= monthStart) {
lunarYear = yy;
a11 = getLunarMonth11(yy-1, timeZone);
} else {
lunarYear = yy+1;
b11 = getLunarMonth11(yy+1, timeZone);
}
lunarDay = dayNumber-monthStart+1;
diff = INT((monthStart - a11)/29);
lunarLeap = 0;
lunarMonth = diff+11;
if (b11 - a11 > 365) {
leapMonthDiff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
if (diff >= leapMonthDiff) {
lunarMonth = diff + 10;
if (diff == leapMonthDiff) {
lunarLeap = 1;
}
}
}
if (lunarMonth > 12) {
lunarMonth = lunarMonth - 12;
}
if (lunarMonth >= 11 && diff <>

Đổi âm lịch ra dương lịch

Cách làm cũng tương tự như đổi ngày dương sang ngày âm.

function convertLunar2Solar(lunarDay, lunarMonth, lunarYear, lunarLeap, timeZone)

var k, a11, b11, off, leapOff, leapMonth, monthStart;
if (lunarMonth <>
a11 = getLunarMonth11(lunarYear-1, timeZone);
b11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
} else {
a11 = getLunarMonth11(lunarYear, timeZone);
b11 = getLunarMonth11(lunarYear+1, timeZone);
}
off = lunarMonth - 11;
if (off <>
off += 12;
}
if (b11 - a11 > 365) {
leapOff = getLeapMonthOffset(a11, timeZone);
leapMonth = leapOff - 2;
if (leapMonth <>
leapMonth += 12;
}
if (lunarLeap != 0 && lunarMonth != leapMonth) {
return new Array(0, 0, 0);
} else if (lunarLeap != 0 || off >= leapOff) {
off += 1;
}
}
k = INT(0.5 + (a11 - 2415021.076998695) / 29.530588853);
monthStart = getNewMoonDay(k+off, timeZone);
return jdToDate(monthStart+lunarDay-1);

Tính ngày thứ và Can-Chi cho ngày và tháng âm lịch

Ngày thứ lặp lại theo chu kỳ 7 ngày, như thế để biết một ngày d/m/y bất kỳ là thứ mấy ta chỉ việc tìm số dư của số ngày Julius của ngày này cho 7.

Để tính Can của năm Y, tìm số dư của Y+6 chia cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tính Chi của năm, chia Y+8 cho 12. Số dư 0 là Tý, 1 là Sửu, 2 là Dần v.v.

Hiệu Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể tính được một cách đơn giản. Cho N là số ngày Julius của ngày dd/mm/yyyy. Ta chia N+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm Chi, chia N+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v.

Trong một năm âm lịch, tháng 11 là tháng Tý, tháng 12 là Sửu, tháng Giêng là tháng Dần v.v. Can của tháng M năm Y âm lịch được tính theo công thức sau: chia Y*12+M+3 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v.

Ví dụ, Can-Chi của tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2004 là Mậu Thìn: tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, và (2004*12+3+3) % 10 = 24054 % 10 = 4, như vậy Can của tháng là Mậu.

Một tháng nhuận không có tên riêng mà lấy tên của tháng trước đó kèm thêm chữ "Nhuận", VD: tháng 2 nhuận năm Giáp Thân 2004 là tháng Đinh Mão nhuận.

Tài liệu tham khảo

LẤY FILE FLASH TRONG TRANG WEB?

Trong những lúc lướt trên web, bạn có thể bắt gặp các file Flash (.swf) rất “bắt mắt” nằm trong một trang web nào đó. Thê nhưng bạn không biết cách nào lấy riêng file Flash ra lưu trong máy để sử dụng lại sau này?

ĐỂ LẤY FILE FLASH trong trang web bất kỳ, bạn có thể làm theo những cách sau:

Tìm trong thư mục tạm của Internet Explorer

  • Bước 1: Sau khi mở trang web có Flash, bạn bấm phím phải chuột vào phần nội dung, chọn lịnh View Source để xem mã nguồn và tìm tên file Flash.
  • Bước 2: Mở menu Tools/ Internet Options, chọn bảng General/ Temporary Internet files/Setting, chọn View files, tìm tên file Flash đã biết được trong bước 1.
  • Bước 3: Trong trường hợp không thể xem mã nguồn hay không biết tên file Flash, bạn cũng thực hiện bước 2 nhưng đến phần View Files thì chọn các sắp xếp file theo ngày tháng hay theo kiểu file, chép các file Flash có thời gian cập nhật mới nhất vào một thư mục khác, xong chạy thử từng file để tìm.

Gỡ bỏ mật mã chống sửa đổi tài liệu trong Word

Bạn có bao giờ mở một tài liệu của Word mà không sửa đổi được gì không? Khi đó, bạn gõ vào hay xóa bất cứ cái gì cũng không được, một vài nút trên thanh công cụ Standard và Formatting sẽ mờ đi, dòng trạng thái xuất hiện “This command is not available because the document is locked for edit”. Đó là tài liệu đã được bảo vệ bằng mật mã không cho phép ai sửa đổi nó (xem chơi thì được). Nhưng chúng ta có thể bỏ mật mã này để sửa tài liệu qua phương pháp “cao siêu” như sau:

Phương pháp 1:

Vào Microsoft Word, mở tài liệu có mật mã chống sửa đổi -> menu Edit/ Select All (hoặc nhấn Ctrl+A) để đánh khối toàn bộ tài liệu -> chép khối (nhấn Ctrl+C hoặc vào menu Edit/ Copy) -> đóng tài liệu này lại -> mở một tài liệu mới, dán khối vào (nhấn Ctrl+V hoặc vào menu Edit/ Paste) -> lưu tài liệu lại.

Phương pháp 2:

Vào Microsoft Word, mở một tài liệu mới -> menu Insert/ File -> trong hộp thoại Insert File, chọn tập tin có mật mã chống sửa đổi, rồi nhấn nút Insert để chèn nội dung của nó vào -> lưu tài liệu lại.

Mục lục trong Word

Để tạo mục lục bạn có thể theo các bước sau:
  • Bước 1: Đặt Style cho các tiêu đề (Vào format/styles and fomatting)
  • Bước 2: Vào Insert/Reference/Index and Table rồi vào Tab Table of Contents/Options
  • Bước 3: Ở phần TOC level bạn xoá phần defail của Office đi (Có số 1,2,3 đó) rồi điền các số tương ứng vào Style bạn đã chọn.
Ví dụ: Bạn chọn các Style là A, B, C... tương ứng với Tiêu đề chính, tiêu đề 1, tiêu đề 2... thì bạn điền các số 1, 2, 3 ứng với các tiêu đề đó.
Số 1: Mục lục sẽ ghi ở đầu dòng
Số 2: Mục lục sẽ ghi lùi vào 1 chút
Số 3: Mục lục sẽ ghi lùi vào chút nữa...
Bạn cứ thử rồi sẽ thấy khác biệt! Mình chỉ biết nói chung chung thế thôi !
Chúc thành công

Học CNTT trực tuyến- Video tiếng Anh


Trong đây có nhiều bài rất thú vị, rất có ích cho việc học hỏi.
http://mistupid.com/technical/mailmerge/index.htm
Muốn tải bài nào, các bạn chỉ việc vào xem, view page source, tìm tên swf, rồi vào C:\Documents and Settings\home\Local Settings\Temporary Internet Files tìm file đó, copy và xem bằng internet explorer.

Mail Merge trong Word

Đầu tiên, bạn phải lập một bảng danh sách những người mà bạn muốn mời (nhớ để dòng đầu tiên là Tên, Địa chỉ, SĐT,...). Save vao thành một file.

Sau đó, bạn mở một file mới, viết form như bạn mong muốn (Kính gửi:........, Địa chỉ:......). Viết tất cả các nội dung giống nhau ra.

Xong thì vào Tools/ Letters and Mailings/ Mail Merge.

Nó sẽ hiện ra một cửa sổ tùy chọn ở bên phía tay phải. Bạn để ý góc dưới nhé, sẽ có:

Step 1 of 6: Bạn cứ bấm Next đi.

Step 2 of 6: Next

Step 3 of 6: Browse, chọn file danh sách ban đầu mà bạn đã lập. Sau đó, chọn những người mà bạn muốn gửi thư mời. OK

Step 4 of 6: Bạn chọn More Items. Trong đó, chọn các mục mà bạn muốn add thông tin (có thể Tên không thôi, hoặc thêm cả địa chỉ, hoặc cả số ĐT) => Insert. Nhớ là trước khi add phần nào thì phải trỏ chuột vào mục ấy. Sau đó, Close đi, rùi lại lặp lại các bước từ More Items.

Step 5 of 6: Next

Step 6 of 6: Edit Individual Letters => OK. Nó sẽ mở ra một file mới cho bạn, ở đây, nó đã tự động add các thông tin từ file danh sách ban đầu vào form mà bạn mới lập, mỗi người 1 trang. Bạn Save vào rùi Print.

Chúc thành công!

Còn đây là thủ thuật trộn nhiều thư trên một trang: download here
Girls Generation - Korean