Đây là một sản phẩm ấn tượng vì có thể chuyển đổi từ điện thoại thông minh thành máy tính bảng hoặc nhập liệu như máy tính xách tay trong tích tắc và thời gian sử dụng liên tục có thể lên đến 100 giờ.
>> Đánh giá: Kindle Fire HD – Bước cải tiến lớn đến từ Amazon
>> Đánh giá Samsung Galaxy Note 10.1
>> Đánh giá Samsung Galaxy Tab 2 7.0
>> Đánh giá sơ bộ về máy tính bảng Google Nexus 7
>> Đánh giá The New iPad – Tuyệt vời nhưng không cần sốt sắng
Sản phẩm Asus Padfone Station mà chúng ta trải nghiệm lần này thuộc dạng hàng mẫu dùng thử từng xuất hiện trong sự kiện Asus Expo tháng 8/2012 diễn ra tại Việt Nam. Do vậy, phụ kiện không đầy đủ, thiếu mất cây bút cảm ứng kết hợp tai nghe Bluetooth dành riêng cho sản phẩm.
Asus Padfone thuộc dòng smartphone, có màn hình cảm ứng đa điểm Super Amoled 4,3 inch, độ phân giải 960 x 540 pixel. Máy sử dụng hệ điều hành Android 4.0.4, bộ xử lý Snapdragon S4 2 nhân, tốc độ 1,5 Ghz, chip đồ họa Adreno 225, RAM 1GB (sử dụng thực tế 685MB, phần còn lại chia sẻ cho chip đồ họa nhưng không hiển thị), bộ nhớ lưu trữ thực tế 26GB, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ đến 32GB, camera trước 8 Megapixel, có đèn led flash và chức năng tự động lấy nét khi chạm vào màn hình.
Thiết kế
Cấu hình máy đủ khả năng giải trí với những trò chơi đòi hỏi đồ họa cao. Số Hóa thử nghiệm với trò Blood and Glory: Legend trong suốt một giờ đồng hồ máy vẫn chạy ổn định và bắt đầu tỏa nhiệt nóng ran mặt sau nhưng vẫn còn trong mức chấp nhận được.
Nhìn bề ngoài điện thoại hao hao giống iPhone 4 nhưng có góc cạnh bo tròn mềm mại hơn và phần bên dưới vát mỏng tạo sự khác biệt.
Màn hình 4,3 inch, độ phân giải 960 x 540 pixel, cảm ứng đa điểm, chống chói và trầy xước.
Mặt lưng ốp nhựa nhưng tạo vân chống trượt khá đẹp mắt.
Phần đuôi máy với cạnh viền bo tròn mềm mại và logo Asus phía dưới.
Cạnh bên phải chỉ có 2 phím điều chỉnh âm lượng.
Phần đầu gồm nút nguồn, ngõ cắm tai nghe chính giữa, ở lưng là camera 8 Megapixel, đèn led flash bên dưới và loa ngoài đặt kế bên.
Cạnh bên trái được thiết kế đặc biệt để lắp ghép với màn hình cảm ứng 10,1 gồm 2 cổng giao tiếp dạng USB, phía sau là điểm tiếp xúc sạc pin.
Bên trong máy thiết kế khá gọn gàng, dễ dàng lắp đặt SIM và thẻ nhớ
Điểm nhấn của sản phẩm là sự linh động chuyển đổi màn hình từ 4,3 inch thành 10,1 inch trong tích tắc nhờ bộ đế lắp ghép Padfone Station. Bộ đế được chia làm 2 phần, phần đầu gồm màn hình cảm ứng đa điểm 10,1 inch, độ phân giải 1.280 x 800 pixel và màn hình này chỉ hoạt động khi người dùng gắn điện thoại Padfone vào mặt lưng phía sau. Bên trong phần màn hình cũng tích hợp một pin lưu trữ năng lượng. Phần thứ hai là một đế cắm bên dưới có bàn phím và touchpad – điều khiển rê chuột, hai bên cạnh có khe cắm thẻ nhớ, cổng USB và thêm một pin trữ năng lượng nằm bên trong.
Lắp ghép điện thoại PadFone vào màn hình cảm ứng 10,1 inch trong tích tắc vẫn hoạt động ổn định, điện thoại thông minh đã trở thành máy tính bảng và laptop.
Ảnh thực tế phần đế Padfone Station:
Phần này bề ngoài như một máy tính xách tay thông thường nhưng chỉ hoạt động khi khi gắn điện thoại PadFone vào mặt sau.
Khi lắp ghép tất cả vào, sản phẩm cân nặng khoảng 1,5 kg, rất gọn nhẹ nếu so sánh với những máy tính xách tay khác
Chỉ cần đặt điện thoại PadFone vào đúng khớp thì màn hình sẽ tự động chuyển đổi từ 4,3 inch thành 10,1 inch.
Nắp đóng mở thao tác phải nhẹ nhàng, vì phần bản lề khá mong mảnh, nếu mở quá 90 độ có thể gãy, vỡ.
Cạnh viền phía trên của phần màn hình gồm nút nguồn cho máy tính bảng, nút cài đóng/mở hộc chứa PadFone ở giữa
Cạnh bên trái của phần đế thứ hai (bên dưới) có ngõ cắm sạc và hỗ trợ thêm một cổng USB
Cạnh bên phải của phần đế thứ hai (bên dưới) hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ SD và thêm một cổng USB.
Phần đế tháo rời có bàn phím thiết kế rất vừa tay nhập liệu nhanh.
Tháo ra hoặc lắp vào, tùy biến theo sở thích của người dùng, dễ dàng thành máy tính bảng.
... hoặc thành máy tính xách tay.
Mỏng gọn, thuận tiện mang theo bên người.
... và đáp ứng được các nhu cầu văn phòng, giải trí.
Như vậy, điện thoại Padfone sau khi lắp ghép với 2 bộ phận nêu trên sẽ tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng mà chuyển đổi thành máy tính bảng hoặc máy tính xách tay nhỏ gọn có thể nhập liệu rất nhanh. Khi thành máy tính bảng, sản phẩm sẽ tích hợp thêm camera 1,3 Megapixel phía trước, loa ngoài sau lưng, hai bên cạnh có ngõ cắm tai nghe, phím điều chỉnh âm lượng và pin lưu trữ tự động sạc nhồi vào điện thoại.
Khi lắp phần đế thứ hai vào sẽ thành máy tính xách tay và trên màn hình sẽ nhận thêm các cổng usb, bàn phím, touchpad rê chuột, thẻ nhớ và pin lưu trữ tiếp tục làm nhiệm vụ sạc nối tiếp. Từ đó nguồn năng lượng từ hệ thống sẽ tăng gấp 3 lần do hoạt động theo nguyên tắc cộng dồn, thời gian sử dụng liên tục theo nhà sản xuất công bố có thể kéo dài đến 100 giờ.
Như vậy toàn bộ hệ thống sẽ gồm 3 pin và hoạt động theo chức năng sạc nối tiếp, thời gian sử dụng có thể kéo dài đến 100 giờ liên tục.
Nhìn chung, đây là một sản phẩm khá thú vị vì người dùng tùy theo nhu cầu mà có thể chuyển đổi công năng từ điện thoại thành máy tính bảng hoặc nhập liệu như một máy tính xách tay thông thường. Tuy nhiên, do phải tháo ráp liên tục nên về lâu dài độ ổn định sẽ không cao. Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần tháo ráp và chỉ cần dùng lực không đúng hoặc đặt chưa đúng khớp một ít thì hiện tượng máy chập chờn có thể xảy ra, cùng một số lỗi như bàn phím gõ không ăn một vài từ, màn hình không hiển thị hoặc đôi khi cảm ứng ngưng hoạt động. Do vậy để sử dụng sản phẩm hiệu quả, người dùng nên tháo ráp với phần đế thật từ tốn, chính xác, nhẹ nhàng với lực tay vừa đủ nếu không máy sẽ hoạt động không ổn định.
Nhìn chung, máy đáp ứng được mọi nhu cầu làm việc và giải trí, duy chỉ có một vài phần mềm và ứng dụng cài đặt thêm vào vẫn chưa ổn định.
Tính năng và hiệu năng
Thử nghiệm với nhiều ứng dụng đo điểm trên Android, Asus Padfone Station đều đạt mức điểm khá cao, nhưng ứng dụng thực tế thì một số trò chơi vẫn không đáp ứng được. Cụ thể, trò chơi đua xe Asphalt 6 HD 1.3.3 không vượt qua được bước kiểm tra cấu hình của nhà sản xuất. Trò chơi hành động BackStab HD bị lỗi không hoạt động được, ứng dụng văn phòng Polaris khi chạy chung với bộ gõ tiếng việt 3.0 thì bộ dấu chưa ổn định…
Thử nghiệm với Quadrant, PadFone đạt 4.390 điểm, khá cao khi xếp bên cạnh các máy tính bảng 4 nhân.
Thử nghiệm với AnTuTu máy đạt 5.921 điểm ngang ngửa với Samsung Galaxy S2.
Thử nghiệm với Vellamo kiểm tra khả năng hỗ trợ lướt web với HTML 5, Java Script... máy đạt điểm khá cao chỉ thua có Samsung Galaxy S3
Thử nghiệm với NenaMark 2, chip đồ họa Adreno 225 cho kết quả rất cao, đạt 58,6 khung hình/giây.
Thử nghiệm với Mutitouch máy đáp ứng được 10 điểm chạm cùng lúc và vẫy tay với tốc độ cực nhanh thì màn hình vẫn đáp ứng từ 38 đến 40 khung hình/giây.
Tuy nhiên khi gõ tiếng việt với Polaris kèm theo trong máy thì font chưa ổn định, dùng ứng dụng văn phòng khác như không có hiện tượng này.
Camera 8 Megapixel của máy hoạt động khá tốt, khởi động nhanh, chức năng lấy nét bằng cách chạm vào màn hình ổn định. Tuy nhiên, khi chụp với điều kiện thiếu sáng thì vẫn bị hạn chế, ảnh bị nhiễu không được tươi, màu sắc nhợt nhạt
Chụp toàn cảnh các chi tiết nếu phóng to vẫn chưa được nét, khả năng chụp ảnh ở mức tạm chấp nhận
Khi xem phim HD, định dạng trên máy với các ứng dụng từ Android như Rocket Player, QQPlayer thì hình ảnh khá đẹp, nếu sử dụng chức năng “giải mã” hình ảnh bằng chip đồ họa thì chất lượng nét đẹp và rõ ràng thấy được cả da mặt, tàn nhang trên nhân vật.
Da mặt của diễn viên hiển thị rất chi tiết nếu xem phim sử dụng giải mã bằng chip đồ họa (Hardware decode)
Theo VnExpress
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét