Bạn phải trả hàng trăm USD cho một điện thoại di động smartphone cấu hình mạnh mới được tung ra trên thị trường, nhưng chỉ sau đó một vài tháng các nhà sản xuất lại phát hành một chiếc điện thoại có giá tương tự với tính năng hiện đại hơn nhiều. Liệu bạn đang có suy nghĩ rằng mình đã bị “hớ”?
Quả thực, khi chấp nhận là một “dân chơi” công nghệ thì rủi ro đó là không thể tránh khỏi, nhưng chính vì tốc độ phát triển quá nhanh của ngành công nghiệp điện thoại di động đã làm “tổn thương” người tiêu dùng. Dẫu biết rằng chúng ta nên biết bằng lòng với những gì mình đang có, nhưng khi mà các công nghệ mới cứ liên tục được ra đời, bạn sẽ không thể ngồi một chỗ mà an phận mãi được.
Việc sở hữu một điện thoai di động smartphone đời mới luôn là mơ ước của rất nhiều người, và nó sẽ thôi thúc bất cứ ai phải cố “sắm” được một “em” smartphone mới hơn, mạnh hơn "cho bằng bạn bằng bè”. Và khi đã thực hiện được điều đó cảm giác mãn nguyện và tự hào khi đã sở hữu một smartphone “khủng” nhất cùng một màn hình khổng lồ và bộ xử lý lõi kép mạnh mẽ là điều rất dễ hiểu. Nhưng thật trớ trêu thời gian “hạnh phúc” đó cũng không được lâu. Bởi chỉ sau đó 3 tháng, một chiếc điện thoại gần như giống hệt ra đời với cùng mức giá, nhưng lại được trang bị bộ xử lý lõi tứ và màn hình hiển thị lớn hơn cùng kết nối mạng 4G LTE. Bạn thực sự bất ngờ về tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, chiếc điện thoại di động hiện đại ngày nào bỗng chốc trở nên bình dân và giá thành cũng đã giảm đi mất 1/3.
Năm ngoái, dường như mỗi tuần đều có smartphone mới ra đời đơn cử như chiếc smartphone Motorola Droid Razr. Quay trở lại tháng 11 năm ngoái, đây là một trong những chiếc điện thoại di động “hot” nhất mà nhà mạng Verizon tung ra thời điểm đó. Nhưng Droid Razr lại gặp phải một nhược điểm lớn đó là dung lượng pin quá ít. Nếu chỉ sử dụng mạng 3G hay Wi-Fi thì pin của máy có thể chấp nhận được nhưng nếu người dùng có ý định chơi game hay lướt web bằng mạng 4G thì điệp khúc một ngày cắm xạc vài lần là chuyện bình thường. Đã có một thử nghiệm được diễn ra để kiểm chứng thời lượng pin trên chiếc điện thoại của Motorola bằng cách quay một đoạn video clip dài hơn 5 phút. Kết quả là thời lượng pin của Droid Razr bị sụt giảm tương đối nhiều.
Cũng chỉ ba tháng sau khi phát hành Droid Razr, Motorola lại công bố một thành viên mới của gia đình Razr mang tên gọi Razr Maxx. Razr Maxx gần như là một bản sao của Droid Razr ngoại trừ việc Maxx có dung lượng pin lớn hơn.
Việc sở hữu một điện thoai di động smartphone đời mới luôn là mơ ước của rất nhiều người, và nó sẽ thôi thúc bất cứ ai phải cố “sắm” được một “em” smartphone mới hơn, mạnh hơn "cho bằng bạn bằng bè”. Và khi đã thực hiện được điều đó cảm giác mãn nguyện và tự hào khi đã sở hữu một smartphone “khủng” nhất cùng một màn hình khổng lồ và bộ xử lý lõi kép mạnh mẽ là điều rất dễ hiểu. Nhưng thật trớ trêu thời gian “hạnh phúc” đó cũng không được lâu. Bởi chỉ sau đó 3 tháng, một chiếc điện thoại gần như giống hệt ra đời với cùng mức giá, nhưng lại được trang bị bộ xử lý lõi tứ và màn hình hiển thị lớn hơn cùng kết nối mạng 4G LTE. Bạn thực sự bất ngờ về tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, chiếc điện thoại di động hiện đại ngày nào bỗng chốc trở nên bình dân và giá thành cũng đã giảm đi mất 1/3.
Năm ngoái, dường như mỗi tuần đều có smartphone mới ra đời đơn cử như chiếc smartphone Motorola Droid Razr. Quay trở lại tháng 11 năm ngoái, đây là một trong những chiếc điện thoại di động “hot” nhất mà nhà mạng Verizon tung ra thời điểm đó. Nhưng Droid Razr lại gặp phải một nhược điểm lớn đó là dung lượng pin quá ít. Nếu chỉ sử dụng mạng 3G hay Wi-Fi thì pin của máy có thể chấp nhận được nhưng nếu người dùng có ý định chơi game hay lướt web bằng mạng 4G thì điệp khúc một ngày cắm xạc vài lần là chuyện bình thường. Đã có một thử nghiệm được diễn ra để kiểm chứng thời lượng pin trên chiếc điện thoại của Motorola bằng cách quay một đoạn video clip dài hơn 5 phút. Kết quả là thời lượng pin của Droid Razr bị sụt giảm tương đối nhiều.
Cũng chỉ ba tháng sau khi phát hành Droid Razr, Motorola lại công bố một thành viên mới của gia đình Razr mang tên gọi Razr Maxx. Razr Maxx gần như là một bản sao của Droid Razr ngoại trừ việc Maxx có dung lượng pin lớn hơn.
Droid Razr và Razr Maxx gần như là 2 anh em song sinh. |
Khi Razr Maxx được phát hành, những người dùng sở hữu Droid Razr cảm thấy vô cùng tức giận: “Tại sao Motorola không dành thêm thời gian để hoàn thiện pin của Droid Razr hay tại sao hãng không có những động thái nhằm cải thiện thời lượng pin thay vì tung ra một smartphone giống hệt và chỉ khác ở dung lượng pin”. Họ cảm thấy như mình bị phản bội lòng tin vởi Motorola.
Ông Andrew Wallace, một khách hàng đã mua Droid Razr trước đó đã liên lạc với cả Motorola và Verizon để xem nếu ông có thể trả lệ phí hoàn kho thì có được đổi lấy Razr Maxx mới phát hành không. Và ông đều nhận được những lời từ chối. Đại diện bộ phận dịch vụ khách hàng của nhà mạng Verizon đã đưa ra lời giải thích như sau: "Verizon Wireless cung cấp một thời hạn bảo lãnh 14 ngày kể từ ngày mua, khách hàng có thể đổi mới nếu thiết bị phát sinh lỗi ngoài ý muốn hoặc chuyển đổi sang các model smartphone khác”. Tất nhiên, ông Wallace buộc phải chấp nhận thực tại nhưng chắc chắn lòng tin của ông đối với Motorola đã không còn nhiều.
Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp các khách hàng bị chính các hãng sản xuất làm khó. Hay như một ví dụ khác, Samsung đã ra mắt điện thoại Samsung Galaxy S II phát hành bởi AT&T hỗ trợ mạng HSPA+ chỉ một vài tháng trước khi Samsung Skyrocket cũng được nhà mạng này tung ra với kết nối 4G LTE nhanh hơn nhiều. Ban đầu, khi mua một chiếc Galaxy S II, người dùng có thể cảm thấy mình thật may mắn nhưng rồi một thời gian sau một suy nghĩ lại thường trực: “Phải chăng mình đã quá vội vàng”. Đây là những sự thật rất rõ ràng và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc các nhà sản xuất điện thoại đã liên tục “bơm” quá nhiều smartphone vào thị trường, và người tiêu dùng luôn bị quay cuồng trong cái vòng luẩn quẩn đó.
May mắn thay, một số nhà sản xuất đã có những kế hoạch nhằm làm chậm lại chu kỳ phát hành điện thoại của mình. Cả HTC và Motorola đã công khai nói rằng họ sẽ trở lại quy mô sản xuất điện thoại tập trung vào chất lượng, chứ không phải số lượng như trước. Đại diện của Motorola cho biết trong tương lai công ty sẽ chú trọng vào phát triển dòng điện thoại Droid Razr.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn cũng làm khó người tiêu dùng đó là khi mua smartphone từ các nhà mạng, họ sẽ bị ràng buộc một hợp đồng 2 năm hoặc nhiều hơn. Mà ngành công nghiệp di động thì biến đổi quá nhanh khiến người dùng gần như bị hạn chế với một chiếc điện thoạitrong suốt hai năm. Do đó, một giải pháp có thể được đặt ra là các hợp đồng mạng giảm xuống còn một năm nhưng đi kèm với chi phí cao hơn một chút. Hoặc các nhà mạng có thể cung cấp một chính sách nâng cấp cho phép người dùng trả một khoản phí để "lên đời" thiết bị của mình sau sáu tháng sử dụng. Ví dụ, bạn có thể trả chi phí bình thường để mua một chiếc điện thoại di động cộng thêm từ 50 đến 100 USD lệ phí hoàn kho để đổi lấy một model mới hơn.
Dẫu sao, vào thời điểm hiện tại, bạn vẫn phải chủ động trở thành một người tiêu dùng thông minh để lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Ông Andrew Wallace, một khách hàng đã mua Droid Razr trước đó đã liên lạc với cả Motorola và Verizon để xem nếu ông có thể trả lệ phí hoàn kho thì có được đổi lấy Razr Maxx mới phát hành không. Và ông đều nhận được những lời từ chối. Đại diện bộ phận dịch vụ khách hàng của nhà mạng Verizon đã đưa ra lời giải thích như sau: "Verizon Wireless cung cấp một thời hạn bảo lãnh 14 ngày kể từ ngày mua, khách hàng có thể đổi mới nếu thiết bị phát sinh lỗi ngoài ý muốn hoặc chuyển đổi sang các model smartphone khác”. Tất nhiên, ông Wallace buộc phải chấp nhận thực tại nhưng chắc chắn lòng tin của ông đối với Motorola đã không còn nhiều.
Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều trường hợp các khách hàng bị chính các hãng sản xuất làm khó. Hay như một ví dụ khác, Samsung đã ra mắt điện thoại Samsung Galaxy S II phát hành bởi AT&T hỗ trợ mạng HSPA+ chỉ một vài tháng trước khi Samsung Skyrocket cũng được nhà mạng này tung ra với kết nối 4G LTE nhanh hơn nhiều. Ban đầu, khi mua một chiếc Galaxy S II, người dùng có thể cảm thấy mình thật may mắn nhưng rồi một thời gian sau một suy nghĩ lại thường trực: “Phải chăng mình đã quá vội vàng”. Đây là những sự thật rất rõ ràng và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc các nhà sản xuất điện thoại đã liên tục “bơm” quá nhiều smartphone vào thị trường, và người tiêu dùng luôn bị quay cuồng trong cái vòng luẩn quẩn đó.
May mắn thay, một số nhà sản xuất đã có những kế hoạch nhằm làm chậm lại chu kỳ phát hành điện thoại của mình. Cả HTC và Motorola đã công khai nói rằng họ sẽ trở lại quy mô sản xuất điện thoại tập trung vào chất lượng, chứ không phải số lượng như trước. Đại diện của Motorola cho biết trong tương lai công ty sẽ chú trọng vào phát triển dòng điện thoại Droid Razr.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn cũng làm khó người tiêu dùng đó là khi mua smartphone từ các nhà mạng, họ sẽ bị ràng buộc một hợp đồng 2 năm hoặc nhiều hơn. Mà ngành công nghiệp di động thì biến đổi quá nhanh khiến người dùng gần như bị hạn chế với một chiếc điện thoạitrong suốt hai năm. Do đó, một giải pháp có thể được đặt ra là các hợp đồng mạng giảm xuống còn một năm nhưng đi kèm với chi phí cao hơn một chút. Hoặc các nhà mạng có thể cung cấp một chính sách nâng cấp cho phép người dùng trả một khoản phí để "lên đời" thiết bị của mình sau sáu tháng sử dụng. Ví dụ, bạn có thể trả chi phí bình thường để mua một chiếc điện thoại di động cộng thêm từ 50 đến 100 USD lệ phí hoàn kho để đổi lấy một model mới hơn.
Dẫu sao, vào thời điểm hiện tại, bạn vẫn phải chủ động trở thành một người tiêu dùng thông minh để lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét