Camera thông minh có thể đọc đươc các trạng thái tình cảm như vui và buồn; chán nản và thích thú; ghê tởm và hài lòng cho 1 vấn đề nào đó
Việc sử dụng máy móc để đọc huy suy nghĩ cảm xúc của con người từ xưa đã là một vấn đề nung nấu niềm đam mê nghiên cứu của khoa học.
Thành quả của nó là việc cho ra đời các máy phát hiện nói dối trong các căn cứ quân sự, các trụ sở an ninh của cảnh sát
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của khoa học, công nghệ nhận dạng cảm xúc của con người đã phát triển lên một tầm cao mới. Thiết bị đọc suy nghĩ cảm xúc của con người không chỉ được ứng dụng trong vấn đề quân sự mà đã được sử dụng rộng rãi. Giờ đây để sở hữu 1 thiết bị camera đọc cảm xúc là một điều không khó.
Camera có thể đọc được nét mặt của đối tượng
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã thiết kế MindReader, phần mềm có thể phân tích được nét mặt của người ngồi trước camera chỉ trong vài giây.
Trong mỗi cuộc bầu cử, các cử tri thường đón xem kết quả cuối cùng trước màn hình tivi, máy tính hoặc các thiết bị di động như smartphone.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu muốn tận dụng thói quen trong thực tế đó để chế tạo camera chuyên đọc phản ứng lộ ra trên khuôn mặt của bạn khi biết thông tin qua màn hình.
Phần mềm này sẽ theo dõi và phân tích 24 điểm xung quanh khuôn miệng, mắt,các trạng thái tình cảm như vui và buồn; chán nản và thích thú; ghê tởm và hài lòng. mũi và ghi nhận kết cấu, màu sắc, hình dạng và chuyển động của khuôn mặt.
Dựa trên dữ liệu thu thập, MindReader có thể diễn dịch khá chính xác cảm xúc của một người, theo trang New Scientist.
Các nhà nghiên cứu đã cài cho phần mềm phân biệt được
Trong khi công nghệ này có thể thu hút sự quan tâm của ngành quảng cáo thì các chuyên gia lại cho rằng sức mạnh của nó nằm ở khả năng tổng kết các phản ứng của con người trong những sự kiện như bầu cử.
“Tôi cảm thấy công nghệ trên có thể cho phép chúng ta cung cấp một tiếng nói không cần thốt ra lời cho đám đông, từ đó nâng cao sức mạnh của người dân nói chung", theo chuyên gia Rana el Kaliouby tại MIT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét