Mục đích
Trước khi bắt đầu vào trường hợp cụ thể của Surface, xin phép bàn một chút về chính sách và mục đích của (hầu hết) các sản phẩm có mặt trên thị trường.
Ai kinh doanh cũng muốn kiếm tiền, nghe thì xôi thịt nhưng sự thật là vậy. Mục đích tối thượng, đặc biệt với các công ty đại chúng là tiền. Họ không phải công ty từ thiện cũng không phải chính phủ để kinh doanh không vì tiền. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, mỗi công ty và mỗi giai đoạn có những chiến lược và mục đích ngắn hạn khác nhau. Mỗi dòng sản phẩm lại vì thế có một mục đích ngắn hạn khác nhau. Có sản phẩm làm nền, có sản phẩm để tham dò thị trường, có sản phẩm để lấy tiếng (từ chuyên môn là branding), có sản phẩm để kiếm tiền, có sản phẩm làm ra để giành thị phần và xây dựng ecosystem.
Mà để kiếm tiền thì cũng có nhiều cách. Bán phần cứng để lấy lãi như Apple hoặc chịu lỗ phần cứng để bán nội dung (như Amazon) hay để quảng cáo (như Google).
Vậy Microsoft Surface là?
Giá bán của Surface bắt đầu từ 499 USD cho phiên bản dung lượng nhỏ nhất (32 GB) và thêm 100 USD cho bàn phím Touch Cover. Mức giá bán này tương đương với iPad mới nhất (trước là New iPad và giờ là iPad 4). Và đây là mức giá tương đối cao nếu xét trong thị trường tablet. Tuy nhiên, có vẻ nó không phải là một cái giá quá cao khi mà tổng giá linh kiện đâu đó khoảng 300 USD.
Trái với suy đoán trước đây của mọi người về việc Microsoft sẽ chấp nhận lỗ để giành giật thị phần từ iPad. Rõ ràng, nếu Microsoft chấp nhận bù lỗ trong mức chấp nhận được và phân phối sản phẩm với mức giá 299 USD chẳng hạn, Surface sẽ trở thành một máy càn quy mô lớn và đe dọa trực tiếp Apple. Với quy mô doanh thu và tiềm lực tài chính của mình, Microsoft thừa sức bù lỗ cho Surface trong một thời gian dài.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy là Microsoft có đặt mục tiêu lãi nhưng không phải ưu tiên tối thượng. Mục đích của Surface nằm đâu đó giữa việc thu một phần lợi nhuận và mở đường cho tablet Windows xâm nhập thị trường tablet 10" vốn đang gần như bị thống trị hoàn toàn bởi Apple iPad.
Đúng hay sai?
Xin nói trước, tôi không phải một chuyên gia đủ tầm để nhận xét chiến lược này của Microsoft. Tất cả những quan điểm sau đây dựa trên một số thông tin public mà chúng ta có được đến thời điểm này.
Nếu mục đích là càn quét, Microsoft sẽ được gì? 1, thị phần: Surface với sức mạnh của mình thừa sức dành một con số từ 20 đến 30% thị phần trong một thời gian ngắn nếu mức giá đưa ra chỉ là 299 USD, hơn 1 nửa so với hiện nay. Surface nhờ đó sẽ mở ra một con đường tươi sáng hơn cho tablet Windows.
Rõ ràng, việc giành thị phần sẽ đồng thời giúp Microsoft mở rộng hệ sinh thái của mình lên một tầm cao mới. Đủ sức cạnh tranh với iOS hiện tại, vốn đang có lợi thế vì kho ứng dụng khổng lồ.
Còn với chiến lược hiện tại, Microsoft có lẽ chỉ mong đơn giản giới thiệu với thế giới tablet WIndows là gì và nó chạy như thế nào hơn là mở đường cho các đối tác. Mức lợi nhuận thấp nhưng đủ duy trì và an toàn cho Microsoft. Rõ ràng, với phương án này, Microsoft tỏ ra không quá lạc quan về tương lai tablet như chúng ta tưởng tượng.
Kết
Thành công hay thất bại sẽ là câu ch của tương lai. Còn giờ, Surface là một sản phẩm tốt nhưng có lẽ không thực sự hấp dẫn cho lắm vì mức giá còn cao. Có lẽ, Surface đơn giản là một sản phẩm mang tính chất thăm dò thị trường của người khổng lồ công nghệ.
Xem thêm các bài viết liên quan: tư vấn Du học singapore,Du học mỹ uy tín nhất HCM
Nguồn: genk.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét