Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2007

Thánh địa giữa sa mạc-Đôn Hoàng

Thánh địa giữa sa mạc
Thứ sáu, 07/12/2007
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Một góc chuỗi hang động Mạc Cao -Ảnh: D.Trường


Đôn Hoàng nằm ở vùng "ngã ba" Cam Túc giáp Tân Cương và Thanh Hải. Trong khi thủ phủ Lan Châu chỉ có máy bay nội địa ghé thăm thì Đôn Hoàng đã có sân bay quốc tế, nơi đây đón khách năm châu đến với di sản thế giới hang động Mạc Cao nhộn nhịp bốn mùa.

Theo dấu chân những người "khổng lồ"
Đi vào hành lang Hà Tây
Dấu xưa trường thành

Đặc biệt ưa thích Đôn Hoàng có thể nói là du khách Nhật. Có người năm nào cũng đến, mỗi lần đến ở cả tuần và vào thăm hang động Mạc Cao 5-6 lần. Người Nhật bỏ tiền cùng với Trung Quốc làm phim về Đôn Hoàng. Cần nói ngay là khi các bạn đến đây, thấy trong các tour du lịch có quảng cáo địa điểm "Đôn Hoàng cổ thành" thì xin nhớ ngay cho đó chỉ là thành giả cổ, là phim trường dựng lại (vào năm 1987) thành Đôn Hoàng xưa, diện tích chỉ bằng phân nửa thực tế, để quay bộ phim trên. Nay đã mở cửa đón khách để mọi người hình dung cảnh cũ và mua vui bằng cách cưỡi ngựa, bắn cung, hay hóa trang làm vua, làm tướng, làm hoàng hậu, cung phi... của một thời đã xa.

Công trình ngàn năm

Linh hồn của Đôn Hoàng là chuỗi hang động Mạc Cao cách trung tâm thành phố khoảng 30km chạy ven sa mạc. Đó là một quần thể hàng ngàn hang động do không biết bao nhiêu con nguời đã đục khắc vào sườn núi đá dài khoảng 1.600m suốt hơn ngàn năm, qua 10 triều đại (từ Đông Tấn, Bắc Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường, Ngũ Đại đến Tống, Tây Hạ, Nguyên Mông). Chỉ riêng thời nhà Đường đã có đến hơn ngàn hang động.

Tất cả đều để chiêm bái, thờ cúng Phật tổ và các vị bồ tát, cũng là để gửi gắm lời cầu mong được về với Phật sau khi rời khỏi trần đời. Có người góp của hay đi quyên tiền. Có người tự nguyện đục đá, tạc tượng suốt mấy năm trường. Có khi một người đào một hang, có khi cả gia đình, cả dòng họ cùng làm một động. Có hang cao hơn 40m, có hang chỉ chừng 1m... T

hời gian đã bào mòn, vùi lấp vô số, đến nay còn 492 hang động đã được đánh dấu, bảo quản và nghiên cứu. Nhưng chỉ với số hang động còn lại đó cũng đủ làm du khách sửng sốt, kinh ngạc trước sức mạnh sáng tạo của người xưa.

Cổng vào chuỗi hang động có tên là "Thạch thất bảo thành" với con đường rợp bóng cây. Mọi máy quay phim, máy chụp ảnh đều phải gửi lại ở bên ngoài. Những dãy hành lang có lan can được dựng cặp theo sườn núi, dẫn lối đi thăm hệ thống các hang động vốn được người xưa xây dựng san sát bên nhau, có chỗ dày đặc chồng chất trên dưới đến năm tầng. Mỗi hang động đều được đánh số, có bảng "lý lịch" kèm theo rất công phu (xây dựng đời nào, trùng tu đời nào, đặc điểm văn hóa, nghệ thuật...) và có cửa khóa chặt! Các cô hướng dẫn viên ở đây mặt tươi như ngọc, da trắng như núi tuyết, giọng nói to rõ và ngọt như dưa lê.

Mỗi cô tay cầm một đèn pin và một xâu chìa khóa, mở cửa và thuyết minh riêng cho tốp khách do mình dẫn đường. Giá vé 160 tệ, du khách được tham quan mười điểm trong khoảng bốn giờ, trong đó có năm hang động bắt buộc và năm điểm tự chọn hay thỏa thuận theo gợi ý của hướng dẫn viên. Trong ánh sáng mờ tối hòa với ánh đèn pin và giọng thuyết minh lung linh, một thế giới nghệ thuật mang sức nặng tâm linh giữa lòng đá núi kỳ vĩ hiện ra thật ấn tượng.

"Cung văn hóa nghệ thuật"


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Cửu tầng lầu nhìn từ bên ngoài, bên trong là tượng Phật Di Lặc cao 35,5m

Năm 366, khi hòa thượng Nhạc Tôn (có tài liệu ghi là Lạc Tăng) đi qua sa mạc Minh Sa lúc trời chiều, chợt thấy nơi dãy núi đá Tam Nguy phát ra ánh sáng rực rỡ như muôn nghìn Phật hiện lên giữa lấp lánh kim quang, liền chọn nơi đây làm nơi dừng chân, phát nguyện đào tạc động đá thành nơi tu hành.

Sau đó, có hòa thượng Pháp Lương khai mở hang động thứ hai. Không ai ngờ rằng ốc đảo xanh tươi nhỏ nhoi giữa biển cát mênh mông này dần dần trở thành thánh địa, ánh đèn thờ Phật lấp lánh, khói lam lòng thành lan tỏa ngày đêm và động đá cứ ngày một nhiều lên. Các nhà truyền bá Phật giáo vượt qua sa mạc hàng tháng trời trong nắng gió vất vả và hiểm nguy đều dừng chân nơi đây nghỉ ngơi và hành đạo.

Các đoàn thương lữ trước khi xuất quan cũng dừng lại nơi này chuẩn bị lương thực thực phẩm cho một chuyến đi xa, đồng thời để dâng hương lễ Phật, cúng dường, cầu mong bình an, tài vượng. Còn các thương khách khi trở về vô sự cũng ghé qua đây cảm tạ Phật tổ, bồ tát độ trì. Cơ duyên hội tụ đã biến Mạc Cao thành "Thiên Phật động" vang danh ngàn dặm, dẫu nép mình trong sa mạc hẻo lánh.

1.600 năm đã qua. 492 hang động, hơn 3.000 bức với khoảng 4,5 vạn m2 bích họa, hơn 2.000 pho tượng Phật, hơn 4 vạn văn thư, văn vật và năm tòa kiến trúc gỗ còn giữ lại được đến hôm nay đã khiến Mạc Cao, Đôn Hoàng trở thành một "cung văn hóa nghệ thuật" khổng lồ. Vừa đồ sộ, hoành tráng, vừa tinh vi, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đó là "bộ bách khoa thư” về lịch sử, văn hóa của Phật giáo cổ đại với mỹ thuật (bích họa, phù điêu, tượng màu), kiến trúc (hang động, gỗ đá) và vũ nhạc (trên bích họa và kinh sách). Để chiêm ngưỡng cho hết, cần một phần đời! Để thấu hiểu cho sâu, cần nhiều đời người!

Rời hang động Mạc Cao, tôi chợt nhận ra ngay sức nhìn, sức nghe, sức cảm và sự hiểu biết của chính mình hạn hữu biết chừng nào!

5 hang động giới thiệu với khách tham quan
* Tàng kinh lầu, rộng chỉ 19m2, năm 1.900 phát hiện trong hang này chứa hơn 5 vạn kinh sách, văn thư, tranh lụa, đồ thờ cúng...
* Kim bích động, thời nhà Đường, với các bức bích họa được tô bột vàng, dát vàng lá, thể hiện văn hóa Tây Vực.
* Cửu tầng lầu, tượng Phật Di Lặc khắc vào vách núi, cao 35,5m, bên ngoài có tháp bao bọc, cao chín tầng, nghệ thuật thời Đường.
* Tượng Phật Di Lặc, cao 26m, đục hẳn trong núi, nền sâu dưới mặt đất 10m để ngắm từ dưới lên, hai bàn tay Phật được điêu khắc đẹp mệnh danh là "Đông phương đệ nhất mỹ thủ”.
* Tượng Phật tổ nằm, động đục âm vào đá theo hình dáng quan tài, tượng Phật tổ tư thế nằm, đầu hướng nam, chân hướng bắc, chiều dài 15m, chung quanh là các bích họa kể chuyện đức Phật nhập Niết bàn.


Theo TTO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean