Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Startup: Bạn phải hỏi gì khi phỏng vấn người tài?

Với những nhân viên hàng đầu, cách họ đặt câu hỏi tiết lộ nhiều điều hơn cách họ trả lời.

>> Tôi có thể bán startup của mình với giá bao nhiêu?
>> Lean Startup: Sao lại khó như vậy?
>> Thamlo.vn – Bài học từ những sai lầm cơ bản của một newbie startup
>> Hai mô hình tăng trưởng điển hình của một startup
>> Timing trong startup (Phần 2): Onlive thất bại do…đi trước thời đại

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Vậy nên, khi phỏng vấn, tôi không hỏi nhiều mà thường bắt đầu bằng những câu rất đơn giản: “Liệu tôi có thể cho bạn biết gì về công ty?”. Những câu hỏi kiểu này buộc ứng viên phải động não hỏi lại người phỏng vấn, chứ không phải trả lời như một cái máy với những trả lời “muôn thuở” về lí lịch hay mục tiêu,..Xong câu hỏi đầu tiên, tôi sẽ tiếp tục: “Bạn có muốn biết điều gì nữa không?” và cứ như thế trong suốt buổi phỏng vấn.

Có lẽ vì thế một nhân viên từng được tôi phỏng vấn đã chia sẻ rằng trong suốt buổi phỏng vấn, anh ta cảm giác như bị tôi “đe dọa”. Tôi đã rất ngạc nhiên, tôi thực sự không có ý gì khác. Đó là những câu hỏi hợp lý, giúp tôi hiểu rõ hơn về các ứng viên cũng như quá trình xử lí thông tin của anh ta.

Tôi nhận ra rằng: những người sáng tạo, nhanh nhẹn và thông minh nhất thường là những người hay đặt nhiều câu hỏi. Tôi đặc biệt chú ý đến chất lượng những câu hỏi của ứng viên, cách anh ta đặt câu hỏi cũng như cách lắng nghe câu trả lời từ tôi, và đưa ra những câu hỏi tiếp theo. Nó cho tôi hiểu hơn về những ứng viên: liệu họ có ham học hỏi không, họ định hình những điều chưa biết bằng cách nào…

Bên cạnh đó, tôi cũng biết được những ứng viên quan tâm đến điều gì. Nếu câu đầu tiên hỏi về công nghệ, thì nhiều khả năng là anh ta chú tâm nhiều đến sản phẩm và sự sáng tạo đổi mới, còn nếu đó là những chính sách nghỉ lễ, thì câu chuyện lại khác…

Vì thế, buổi phỏng vấn của tôi luôn mở đầu với câu hỏi: “Bạn có những điểm yếu gì?” Điều này thường khiến các ứng viên giật mình, vì thường thì họ quen với việc khoe thế mạnh . Nhưng tôi cho rằng: là một người quản lý, tôi cần biết họ yếu ở điểm nào, giúp họ khắc phục, hoặc sắp xếp họ với những người “mạnh” về lĩnh vực đó để học hỏi.

Câu hỏi cuối cùng của tôi là: “Bạn có thực sự yêu thích công việc này không và liệu bạn tự tin sẽ thành công ở vị trí này không?”. Bản thân tôi rất ghét phải sa thải nhân viên, vì thế tôi cần họ trung thực với bản thân họ và với chính tôi.

Tóm lại, khi phỏng vấn tôi thường hỏi các ứng viên:

Liệu tôi có thể cho bạn biết về công ty? Bạn có muốn biết điều gì nữa không?

Bạn có những điểm yếu gì?

Bạn có thực sự yêu thích công việc này không và liệu bạn tự tin sẽ thành công ở vị trí này không?

Hãy nhớ rằng bạn học được nhiều từ cách người khác đặt câu hỏi hơn là cách họ trả lời bạn.

Theo Westart


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean