Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Gian nan lấy lại tên miền thương hiệu, tên miền đẹp

 Đăng ký tên miền không mất nhiều tiền, phí duy trì hằng năm cũng ở mức vừa phải. Do đó, nhiều người đã đầu cơ, trục lợi từ tên miền bằng cách đăng ký trước tên miền đẹp, tên miền thương hiệu của doanh nghiệp, sau đó rao bán lại với mức giá khá cao.

Về phía doanh nghiệp, bởi nhiều lý do khác nhau, sự chậm trễ trong đăng ký tên miền đã gây thiệt hại không nhỏ về thời gian và tiền bạc cho chính họ…


Đầu cơ, trục lợi
Việc trục lợi từ tên miền thường thể hiện dưới hai dạng chính: đầu cơ tên miền hoặc chiếm dụng tên miền. Nếu đầu cơ tên miền là việc đăng ký trước một số tên miền mà dự đoán hoặc kỳ vọng sẽ chuyển nhượng được, thì chiếm dụng tên miền là việc đăng ký có chủ đích một tên miền trùng với thương hiệu nổi tiếng nhằm lợi dụng uy tín thương hiệu đó để cạnh tranh hoặc nhằm bán lại cho chính chủ thương hiệu. Đầu cơ tên miền thường nặng tính cơ hội, còn chiếm dụng tên miền đẹp và tên miền thương hiệu thường gây ra tranh chấp với nhiều xung đột. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lúc đi đăng ký tên miền mới ngã ngửa vì có người nhanh tay đăng ký tên doanh nghiệp trước rồi. Những tên miền này sau đó được gửi theo đường thư điện tử đến cho chủ doanh nghiệp để chào bán, có khi với giá ngất ngưởng. Các tên miền cũng có thể được một số nhà đầu cơ thu gom về và giới thiệu rao bán trên mạng, tương tự như các mặt hàng khác.
Đơn cử như trường hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank. Vietcombank là nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận số 28870 ngày 30.11.1998. Tuy nhiên, các tên miền Vietcombank có đuôi “.com”, “.net”, “.org”, “.biz”, “.us” đã được cấp phát cho nhiều tổ chức, cá nhân không phải là của Vietcombank. Tương tự, “Trung Nguyen” là một cái tên rất thông dụng và đã được cộng đồng biết đến, thừa nhận rộng rãi và đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 31132. Khi nói đến tên này, bất kỳ người tiêu dùng nào cũng liên tưởng đến sản phẩm cà phê nổi tiếng của Công ty CP Trung Nguyên. Thế nhưng, ngoài tên miền “trungnguyen.com.vn”, một loạt tên miền “trungnguyen” khác có đuôi “.com”, “.net”, “.us”, “.name” cũng đã được cấp phát nhưng chủ thể đăng ký lại không phải là Công ty CP Trung Nguyên. Chưa dừng lại ở đó, cà phê Trung Nguyên tiếp tục nhận được những lời đề nghị bán lại tên miền của mình từ các đối tác khác. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên cũng cho biết, ông đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý để kiện một doanh nghiệp Trung Quốc xâm phạm nhãn hiệu cà phê G7 ở Trung Quốc… Hay gần đây nhất, việc Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam vừa đòi lại được hai tên miền: samsungmobile.com.vn và samsungmobile.vn  sau cuộc chiến pháp lý dai dẳng cũng là minh chứng lớn cho việc đầu cơ tên miền tràn lan hiện nay.
Sở dĩ xảy ra việc đầu cơ, chiếm dụng tên miền đẹp là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tên của mình trên tên miền phi quốc gia, dùng chung như các tên miền có đuôi .com, .org, .net… Tất cả những tên miền dùng chung này do các hãng cung cấp dịch vụ Internet tư nhân của Mỹ quản lý và kinh doanh. Việc quản lý tên miền ở Mỹ đều dựa trên nguyên tắc bảo hộ sở hữu trí tuệ của nước này, nghĩa là ai đăng ký trước thì người đó có quyền sở hữu. Bởi vậy, nhiều Việt kiều, người nước ngoài đã nhạy bén, đánh giá trước đâu là những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, từ đó nhanh chân đăng ký sở hữu những tên đó trên mạng.
Còn tại Việt Nam, sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24.11.2010 về việc điều chỉnh phí, lệ phí đăng ký, duy trì tên miền theo hướng thuận lợi, việc đăng ký tên miền đã dễ dàng, ít tốn kém (phí cao nhất 350.000 đồng). Phí duy trì còn dễ thở hơn: tên miền có đuôi .vn từ 480.000 – 600.000 đồng… Mức phí này cũng áp dụng cho tên miền có có đuôi .com.vn. Do đó, nhiều người đã nhanh nhạy, họ chớp cơ hội đăng ký trước tên miền của một số công ty lớn, thu mua tên miền của những người nổi tiếng trong giới doanh nhân, sau đó rao bán lại với mức giá khá cao.
Cách nào hạn chế?
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước về cấp phát tên miền và quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, cụ thể là Trung tâm Internet Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ cần hợp tác để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề này. Theo đó, Trung tâm Internet Việt Nam sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu hoặc ý kiến chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ để xem xét tên miền đăng ký có xâm phạm quyền của người khác hay không làm căn cứ cho việc cấp hoặc không cấp, tạm đình chỉ, hủy bỏ một tên miền nào đó. Ngoài ra, cần thông qua cộng đồng để phát hiện và ngăn ngừa. Nên chăng cơ quan cấp phát tên miền công bố công khai và rộng rãi những tên miền dự định cấp phát và ấn định một thời gian nhất định để bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể có ý kiến. Nếu hết thời hạn quy định mà không có ý kiến phản đối thì tên các tên miền đó sẽ được cấp phát và việc cấp phát vẫn trên nguyên tắc ai đăng ký trước sẽ được quyền ưu tiên cấp phát trước.
Đối với tên miền nước ngoài, vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam là cần xác định nhu cầu của doanh nghiệp mình có cần quảng bá ra thế giới hay chỉ trong nước, từ đó đăng ký sở hữu tên doanh nghiệp trên tên miền chung (phi quốc gia) hay trên tên miền trong phạm vi quốc gia kiểm soát. Quan trọng nhất, hãy nhanh chân thực hiện đăng ký sở hữu ngay, trước khi tên miền đẹp của mình có nguy cơ biến mất.

Xem thêm: dan lanhbang chuyen IQF chất lượng hàng đầu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Girls Generation - Korean